Language:

Phổ biến pháp luật

Quyền nhận lại tài sản bảo đảm (Điều 302)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 302 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền nhận lại tài sản bảo đảm. Theo đó, trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Tội đánh bạc (Điều 321)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Tội đánh bạc là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì tội đánh bạc cũng là một tệ nạn của xã hội. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội đánh bạc quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Giao tài sản bảo đảm để xử lý (Điều 301)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định định viêc giao tài sản bảo đảm để xử lý. Theo đó, người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Tội hành nghề mê tín, dị đoan (Điều 320)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hành nghề mê tín, dị đoan là hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác. Tội hành nghề mê tín, dị đoan là tội xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội hành nghề mê tín, dị đoan quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm (Điều 300)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phâ n tích, tại Điều 300 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 319)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người chết; thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm (Điều 299)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội gây rối trật tự công cộng xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi… ở nơi công cộng. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015. Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm náo động trật tự ở nơi công cộng. Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các, quán ăn, quán giải khái có đông người… Thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học... biểu hiện qua việc: Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng, hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng...