Language:
Giao tài sản bảo đảm để xử lý (Điều 301)
17/08/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Tại Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định định viêc giao tài sản bảo đảm để xử lý. Theo đó, người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Người giữ tài sản bảo đảm có thể là bên mang nghĩa vụ hoặc người thứ ba, phải chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm tiến hành xử lý tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản trong các trường hợp theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đối với người giữ tài sản là người thứ ba, để bảo vệ quyền lợi của bên nhận tài sản bảo đảm pháp luật cho phép họ được quyền truy đòi tài sản từ người thứ ba đang giữ tài sản theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, cũng có trường hợp tài sản do chính bên nhận bảo đảm giữ (trong trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm như: cầm cố, đặt cọc...), thì bên nhận bảo đảm được trực tiếp xử lý tài sản bảo đảm mà mình đang nắm giữ và thông báo cho các chủ thể liên quan biết. Trong trường hợp này, do tài sản bảo đảm đã do bên nhận bảo đảm nắm giữ từ trước, nên bên bảo đảm không có nghĩa vụ phải giao tài sản nữa.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp bên bảo đảm hoặc người thứ ba cố tình không giao tài sản, làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý tài sản, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Đồng thời, quy định này cũng nhằm ngăn ngừa trường hợp bên nhận bảo đảm cố ý gây mất trật tự xã hội hoặc cưỡng đoạt tài sản trái pháp luật. Ngoài ra, Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, cũng có quy định về giao tài sản cầm cố, thế chấp như sau: Các bên có thể thỏa thuận về việc giao một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm. Trường hợp bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản vì quyền lợi của mình mà không giao tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm có quyền xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản bảo đảm, để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền của mình.

Trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm và người giữ tài sản có trách nhiệm phối hợp với bên nhận bảo đảm thực hiện việc xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm. Bên bảo đảm hoặc người đang giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc không giao tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 301 của Bộ luật Dân sự, không phối hợp hoặc có hành vi cản trở việc xem xét, kiểm tra thực tế tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

Vấn đề chuyển nhượng tài sản bảo đảm chỉ được đặt ra như vấn đế có ý nghĩa thực tiễn trong trường hợp thế chấp tài sản, do tài sản thế chấp thường do bên thế chấp giữ và do đó, có điều kiện thực hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu. Trong luật hiện hành, tài sản thế chấp chỉ có thể được chuyển nhượng với sự đồng ý của bên nhận thế chấp, trừ trường hợp tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển hoặc luật có quy định khác quy định tại khoản 5 Điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, trong trường hợp bên thế chấp tự ý chuyển nhượng tài sản thế chấp mà không hỏi ý kiến của bên nhận thế chấp, thì luật lại không chỉ rõ hậu quả của giao dịch. Khó có thể thừa nhận rằng bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, bởi luật không cấm bên thế chấp chuyển nhượng tài sản thế chấp: luật chỉ đòi hỏi bên thế chấp phải hỏi bên nhận thế chấp và được sự đồng ý của bên nhận thế chấp về việc chuyển nhượng…

Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận các trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện đúng dẫn đến sự cần thiết xử lý tài sản bảo đảm. Ở đây, chúng ta cần hiểu rằng, trong ngữ cảnh của Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015, người đang giữ tài sản bảo đảm có thể là bất kỳ người nào, kể cả chủ sở hữu tài sản. Áp dụng quy định này trong trường hợp bên thế chấp bán tài sản thế chấp mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, thì bên nhận thế chấp vẫn có quyền yêu cầu bên mua tài sản giao tài sản thế chấp cho mình để xử lý. Do đó, nội dung của quy định này cần được làm rõ trong nghị định về giao dịch bảo đảm. Điều này đặc biệt hợp lý trong trường hợp tài sản thuộc loại phải đăng ký, bởi việc thế chấp tài sản được đăng ký và người nhận chuyển nhượng cũng phải đăng ký việc chuyển nhượng, do đó, buộc phải biết tài sản đang được thế chấp: một khi chấp nhận mua tài sản trong tình trạng được thế chấp, người mua phải chấp nhận tất cả các rủi ro gắn liền với tình trạng này.

Trong trường hợp tài sản bảo đảm đang được bên bảo đảm hoặc người khác nắm giữ, chiếm giữ, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người nắm giữ, chiếm giữ giao tài sản cho mình để xử lý quy định tịa Điều 301 Bộ luật Dân sự năm 2015. Nếu người giữ tài sản không chịu giao tài sản, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu toà án giải quyết. (Nguyễn Ngọc Điện, Đỗ Thị Bông, Những vấn đề cần được làm rõ khi áp dụng các quy định của BLDS 2015 liên quan đến bảo đảm nghĩa vụ, Tạp chí Lập pháp).

Điều 301. Giao tài sản bảo đảm để xử lý

Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Giao dịch bảo đảm Tài sản bảo đảm Nghĩa vụ tài sản Nghĩa vụ của người đang giữ tài sản bảo đảm Người giữ tài sản bảo đảm Giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm Không giao tài sản bảo đảm Bên nhận bảo đảm yêu cầu Tòa án giải quyết Điều 301 Bộ luật dân sự năm 2015 Nghị định 21/2021/NĐ-CP Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư nhà đất Luật sư tư vấn đất đai Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp luật sư lao động Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội NCLAW 0983951338 0936683699 Văn phòng luật Văn phòng luật sư