Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Tại Điều 302 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền nhận lại tài sản bảo đảm. Theo đó, trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trừ trường hợp phải xử lý tài sản ngay do hư hỏng, mất mát thì không cần thông báo trước cho bên bảo đảm. Còn đối với các trường hợp xử lý tài sản thông thường, bên nhận bảo đảm phải thông báo cho bên bảo đảm biết trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận từ trước của các bên, hoặc nếu không có thỏa thuận thì phải thông báo trước ít nhất 10 ngày với động sản, 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.
Quy định về thời hạn thông báo trước thời điểm xử lý tài sản không chỉ để bên bảo đảm chuẩn bị giao tài sản bảo đảm, mà còn tạo điều kiện để họ thực hiện nghĩa vụ của mình. Có thể đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ họ vẫn chưa đủ khả năng thanh toán, tuy nhiên sau đó họ đã có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ của mình và mong muốn nhận lại tà sản bảo đảm, thì pháp luật cho phép họ được nhận lại tài sản bảo đảm.
Theo đó, để được nhận lại tà sản bảo đảm trước khi tài sản bị xử lý thì, bên bảo đảm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận bảo đảm bao gồm: nghĩa vụ chính, chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ.
Ngoài ra bên bảo đảm còn có thể nhận lại tà sản trong các trường hợp quy định tại Điều 57 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về xử lý tài sản bảo đảm, thì bên bảo đảm được nhận lại tài sản bảo đảm trong các trường hợp sau đây: Hoàn thành nghĩa vụ quy định tại Điều 302 của Bộ luật Dân sự; Tài sản bảo đảm đã được thay thế, được trao đổi bằng tài sản khác; Nghĩa vụ được bảo đảm đã được thanh toán bằng phương thức bù trừ nghĩa vụ; Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản bảo đảm không bị xử lý. Trường hợp thuộc khoản 1 Điều 57 của Nghị định 21/2021/NĐ-CP mà pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật khác liên quan có quy định về nghĩa vụ phải thực hiện trước khi được nhận lại tài sản bảo đảm thì bên bảo đảm chỉ được nhận lại tài sản sau khi nghĩa vụ này được hoàn thành.
Điều 302. Quyền nhận lại tài sản bảo đảm
Trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338