Language:

Phổ biến pháp luật

Tội phạm ngày càng trẻ hóa: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, tội phạm là người chưa thành niên (hay còn gọi là người dưới 18 tuổi phạm tội) là một trong những nhóm tội phạm được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam tội phạm là người dưới 18 tuổi được pháp luật quy định thành một nhóm đối tượng riêng, có chính sách đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bởi tính chất đặc thù của nhóm tội phạm này. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh với tội phạm là người dưới 18 tuổi là khoan hồng, nhân đạo, chú trọng các giải pháp phòng ngừa, tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội hối lỗi, sửa sai, làm lại cuộc đời. Với đặc điểm về tâm sinh lý, về nhận thức, về kĩ năng sống, về phát triển và hình thành nhân cách của người dưới 18 tuổi thì nhóm người này dễ mắc sai lầm, trong những sai lầm đó thì có một phần trách nhiệm của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.

Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc được giải quyết ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi phát sinh tranh chấp hợp đồng đặt cọc nếu các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì một bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Tranh chấp hợp đồng đặt cọc được xác định là tranh chấp dân sự quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thuộc loại việc của tòa án nhân dân.

Tài sản bảo đảm (Điều 295)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu; tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được; tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai; giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực (Điều 314)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về vận hành công trình điện là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về an toàn vận hành công trình điện. Đối tượng tác động của tội phạm này là hành lang bảo vệ an toàn vận hành công trình điện. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực quy định tại Điều 314 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai (Điều 294)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 294 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai. Theo đó, trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, các bên có quyền thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình thành, các bên không phải xác lập lại biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ đó.

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 313)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra, cháy nổ còn có thể gây ra thiệt hại về người và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khách thể của tội phạm là trật tự an toàn công cộng, trật tự quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và tính mạng, sức khỏe, tài sản có cá nhân và cộng đồng.

Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm (Điều 293)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 293 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm. Theo đó, nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 312)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc là trật tự quản lý Nhà nước đối với chất cháy, chất độc, trật tự an toàn công cộng. Đối tượng tác động của tội phạm là chất cháy, chất độc. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc quy định tại Điều 312 Bộ luật Hình sự năm 2015.