Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, Luật Công chứng năm 2014 được Quốc hội ban hành ngày 20/06/2014. Luật này quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.
Hành nghề công chứng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Công chứng năm 2024 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2024. Luật này quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng. Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về quy định về tổ chức hành nghề công chứng. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xây dựng, trình Chính phủ ban hành chiến lược phát triển về lĩnh vực công chứng; hướng dẫn các địa phương xây dựng Đề án quản lý, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Đề án quản lý, phát triển các tổ chức hành nghề công chứng; xem xét, quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng thực giao dịch từ Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã sang tổ chức hành nghề công chứng tại những địa bàn cấp huyện đã phát triển được tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức theo quy định của Chính phủ.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về hành nghề công chứng tại Việt Nam và công chứng viên. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm: Công chứng viên là viên chức của Phòng công chứng; Công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân; Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về viên chức. Việc hành nghề của công chứng viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp. Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về lao động và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng. Quy định chi tiết khoản 3 Điều 22, Điều 30, Điều 31, Điều 34, khoản 3 Điều 39, Điều 41, khoản 4 Điều 59, Điều 63, Điều 64, khoản 3 Điều 65, Điều 66 và Điều 68 của Luật Công chứng. Quy định biện pháp để tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành các nội dung tại Điều 8, khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 13, khoản 4 Điều 15, khoản 3 Điều 16, khoản 4 Điều 17, khoản 3 Điều 19, điểm b khoản 2 và khoản 6 Điều 20, khoản 1 và khoản 5 Điều 23, khoản 3 và khoản 4 Điều 24, khoản 4 Điều 25, khoản 4 Điều 26, khoản 3 Điều 29, điểm d khoản 2 Điều 46, khoản 1 Điều 50, khoản 3 Điều 51, khoản 4 Điều 52, khoản 3 Điều 61 và khoản 2 Điều 62 của Luật Công chứng. Nghị định này áp dụng với công chứng viên, viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng (sau đây gọi là viên chức ngoại giao), tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện ngoại giao), tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên, người yêu cầu công chứng, cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.