Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Kiến trúc năm 2019 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019. Luật này quy định về quản lý kiến trúc, hành nghề kiến trúc; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động kiến trúc và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiến trúc trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học, kỹ thuật về tổ chức không gian, tạo lập môi trường sống bền vững đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội. Hoạt động kiến trúc gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. Thiết kế kiến trúc là việc lập phương án kiến trúc, thể hiện ý tưởng kiến trúc, giải pháp kỹ thuật về kiến trúc trong hồ sơ thiết kế quy hoạch, xây dựng, thiết kế nội thất, ngoại thất và kiến trúc cảnh quan. Công trình kiến trúc là một hoặc tổ hợp công trình, hạng mục công trình được xây dựng theo ý tưởng kiến trúc hoặc thiết kế kiến trúc.
Kiến trúc
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kiến trúc. Nghị định này quy định chi tiết nội dung Luật Kiến trúc giao tại khoản 5 Điều 13; khoản 5 Điều 14 và khoản 1 Điều 15; khoản 8 Điều 17; khoản 3 Điều 22; khoản 3 Điều 23; khoản 4 Điều 26; khoản 5 Điều 29; khoản 4 Điều 30 và khoản 3 Điều 31 về công trình kiến trúc có giá trị; quy chế quản lý kiến trúc; thi tuyển phương án kiến trúc; quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề; phát triển nghề nghiệp liên tục; sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; cấp, gia hạn, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề kiến trúc; hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam.