Language:

mang thai hộ

Nghi vấn đường dây đẻ thuê tại Hà Nội. Các đối tượng sẽ bị xử lý ra sao?
Luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại không những vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
Người đẻ thuê có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, đối với những người mang thai hộ và nhờ người khác mang thai hộ thì có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt tiền từ 05-10 triệu đồng.
Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại được hiểu là hành vi tổ chức cho người khác mang thai hộ vì mục đích thương mại, quy đình này nhằm chống các hành vi lợi dụng sự cho phép mang thai vì mục đích nhân đạo để tổ chức thực hiện việc mai thai hộ vì mục đích thương mại.
Điều kiện để được mang thai hộ là gì?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tạ khoản 22, 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Còn “mang thai hộ vì mục đích thương mại” là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.