Language:

Trật tự an toàn giao thông đường bộ

Giấy phép lái xe cấp trước 01-01-2025 thì được cấp, đổi lại ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính chia sẻ về vấn đề cấp đổi đối với giấy phép lái xe cấp trước 01-01-2025. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 ngày 27/6/2024 quy định trường hợp người có giấy phép lái xe đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, tức trước 01/01/2025 có nhu cầu đổi, cấp lại giấy phép lái xe thì thực hiện như sau: Giấy phép lái xe hạng A1 được đổi, cấp lại sang giấy phép lái xe hạng A với điều kiện hạn chế là chỉ được điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh đến dưới 175 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến dưới 14 kW;
Nghị định 165/2024/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 165/2024/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ, cơ sở dữ liệu đường bộ và giao thông thông minh. Nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Những lỗi trừ điểm giấy phép lái xe ô tô kể từ 01-01-2025
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những lỗi trừ điểm giấy phép lái xe ô tô kể từ 01-01-2025. Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định các lỗi vi phạm giao thông sẽ bị trừ mức điểm từ 02 điểm đến 10 điểm đối với giấy phép lái xe ô tô kể từ 01-01-2025. Tại Điều 6, Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau.
Thông tư 73/2024/TT-BCA công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 73/2024/TT-BCA công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông. Thông tư này quy định về hình thức; nội dung; trang phục; trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; huy động lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát trong trường hợp cần thiết.
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây: Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển; Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật; Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quản lý phương tiện giao thông đường bộ. Quản lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Xây dựng lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thống kê, tổng hợp, xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.