Language:

Vi phạm giao thông đường bộ

Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Nghị định123/2021/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ và Đường sắt
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP. Nghị định quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Công an xã được tuần tra và xử lý vi phạm ở những tuyến đường nào?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc công an xã được tuần tra và xử lý vi phạm ở những tuyến đường nào? Kể từ ngày 01-01-2025 Thông tư 73/2024/TT-BCA chính thức có hiệu lực, quy định rõ về nhiệm vụ của công an xã trong việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông. Tại điểm c khoản 2 Điều 30 Thông tư 73/2024/TT-BCA đã có quy định tuyến đường Công an xã được tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm kể từ 01/01/2025. Cụ thể trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành và báo cáo tình hình, kết quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cho lực lượng Cảnh sát giao thông.