Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về vận hành công trình điện là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về an toàn vận hành công trình điện. Đối tượng tác động của tội phạm này là hành lang bảo vệ an toàn vận hành công trình điện. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực quy định tại Điều 314 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật điện lực
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Điện lực năm 2004, sửa đổi năm 2022. Luật này quy định về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; tiết kiệm điện; thị trường điện lực; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có các hoạt động khác liên quan đến điện lực tại Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Điện lực năm 2024 được Quốc hội ban hành ngày 30-11-2024. Luật này quy định về quy hoạch phát triển điện lực, đầu tư xây dựng dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; thị trường điện cạnh tranh, hoạt động mua bán điện; điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện lực; trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động điện lực và sử dụng điện; quản lý nhà nước về điện lực. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có hoạt động khác liên quan đến điện lực tại Việt Nam.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 18/2025/NĐ-CP chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến mua bán điện. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực, bao gồm: Khoản 6 Điều 44 về biện pháp bảo đảm, chất lượng điện năng của Bên mua điện trong Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích ngoài sinh hoạt; điều kiện giao kết hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt. Khoản 7 Điều 48 về ghi chỉ số đo điện năng. Khoản 5 Điều 53 về các tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện tại Việt Nam.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Nghị định 56/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về quy hoạch phát triển điện lực.Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 8, khoản 6 Điều 10, khoản 1 Điều 12, khoản 2 Điều 12, khoản 4 Điều 12, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 14, khoản 5 Điều 17, khoản 1 Điều 19, khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 81 Luật Điện lực. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến các hoạt động quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực. Bên mua điện là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị đại diện theo phân cấp, ủy quyền), Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, các khách hàng sử dụng điện lớn, các đơn vị mua buôn điện khác theo quy định của thị trường điện.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 57/2025/NĐ-CP cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát triển điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn. Nghị định này quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn. Đối tượng mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng bao gồm: Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo; Khách hàng sử dụng điện lớn. Đối tượng mua bán điện trực tiếp thông qua Lưới điện quốc gia bao gồm: Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió hoặc mặt trời hoặc sinh khối có công suất từ 10 MW trở lên đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trực tiếp tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh; Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích sản xuất hoặc Khách hàng sử dụng điện lớn phục vụ mục đích kinh doanh dịch vụ sạc điện cho phương tiện giao thông sử dụng điện mua điện từ Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực và các Đơn vị bán lẻ điện đấu nối cấp điện áp từ 22 kV trở lên; Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn quy định tại điểm b khoản này ủy quyền mua điện từ các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực, ký kết Hợp đồng kỳ hạn điện với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (sau đây viết tắt là Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền).
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 58/2025/NĐ-CP chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, gồm: khoản 4 Điều 13; khoản 8 Điều 20; khoản 3 Điều 22; khoản 2 Điều 23; điểm c khoản 2 Điều 25; khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 26; điểm b khoản 2, khoản 5 Điều 27; khoản 4 Điều 28; khoản 4 Điều 29. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động quy định tại Điều 1 Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Bên bán điện dư là tổ chức, cá nhân sở hữu nguồn điện tự sản xuất, tự tiêu thụ hoặc tổ chức, cá nhân tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nêu trên theo quy định của pháp luật. Bên mua điện dư là công ty điện lực thuộc đối tượng sau:Công ty con của Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.