Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định pháp luật, án phí là khoản tiền phải nộp để giải quyết vụ việc/vụ án dân sự, nếu đương sự nắm rõ cách tính tiền án phí, mức án phí và tạm ứng án phí, hay là đối tượng được miễn án phí thì sẽ giúp các đương sự nắm được số tiền bỏ ra trong cả quá trình khởi kiện.
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 nêu trên “trong đó có người cao tuổi” được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết. Cần lưu ý là để người cao tuổi được miễn tạm ứng án phí, án phí, lệ phí tòa án, thì người cao tuổi cần làm đơn đề nghị gửi tòa án có thẩm quyền, kèm các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường học được miễn.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp nội dung nộp tiền “tạm ứng án phí” được quy định ra sao? Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì “tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm”. Còn “án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm”. Theo quy định của pháp luật tố tụng, trước khi bắt đầu quá trình giải quyết vụ án thì người khởi kiện phải nộp một khoản tiền do Tòa án tạm tính (tiền tạm ứng án phí), biên lai nộp tiền tạm ứng án phí chính là căn cứ để Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.