Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính chính thức yêu cầu tòa án thụ lý án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, công chức bị xâm hại bởi các quyết định hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc… Tiến hành gửi đơn và hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi tiến hành khởi kiện vụ án hành chính người khởi kiện cần nắm chắc tới các điều kiện khởi kiện như thời hiệu khởi kiện, đối tượng khởi kiện, quyền khởi kiện, thẩm quyền tòa án giải quyết… để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án. Tại Điều 30 Luật Tố tụng Hành chính quy định khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, thẩm quyền của tòa án được phân theo cấp gồm thẩm quyền của tòa án cấp huyện và thẩm quyền của tòa án cấp tỉnh.