Language:

Thư viện luật

Nghị định 175/2024/NĐ-CP thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 175/2024/NĐ-CP thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 (sau đây gọi tắt là Luật số 62/2020/QH14), gồm: Khoản 6 Điều 49 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 về phân loại dự án đầu tư xây dựng; Điểm b khoản 3 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 về dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; Điểm d1 khoản 2 Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 về nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án nhà ở, khu đô thị; Điểm đ khoản 3 Điều 56 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 về lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra phục vụ thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng; Khoản 5 Điều 57 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 về việc thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ của cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực đối với các dự án sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao, dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ; Khoản 4 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 về dự án đầu tư xây dựng có quy mô lớn, công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn và lợi ích cộng đồng;

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025. Luật này quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung cơ bản về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật này không quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, trong phạm vi cả nước hoặc trong đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định tại Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Chính sách là tập hợp các giải pháp cụ thể của Nhà nước để giải quyết một hoặc một số vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng. Tham vấn chính sách là việc trao đổi trực tiếp giữa cơ quan lập đề xuất chính sách với cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham vấn theo quy định của Luật này nhằm lựa chọn giải pháp, hoàn thiện chính sách của dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thông tư 11/2025/TT-BCA tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, phân công thủ trưởng cơ quan điều tra

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 11/2025/TT-BCA tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, phân công thủ trưởng cơ quan điều tra. Thông tư này quy định về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra; phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn điều tra hình sự của các đơn vị thuộc Cơ quan điều tra các cấp, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân. Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân. Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh), Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã), Đồn Công an.

Nghị quyết 190/2025/QH15 về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị quyết 190/2025/QH15 về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước. Nghị quyết này quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, bao gồm: nguyên tắc xử lý; việc thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là cơ quan), chức danh có thẩm quyền; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và việc xử lý một số vấn đề khác khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Nghị quyết này được áp dụng đối với việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong các trường hợp thành lập, tổ chức lại (bao gồm việc sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan dưới các hình thức chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn), thay đổi tên gọi, thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức, giải thể cơ quan để thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Các vấn đề được xử lý theo Nghị quyết này là vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước có nội dung khác hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (trừ Hiến pháp), văn bản hành chính và các hình thức văn bản khác đang còn hiệu lực tại thời điểm thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước (sau đây gọi chung là văn bản).

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập. Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 của Luật này là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tổ chức Chính phủ được Quốc hội thông qua ngày 18-02-2025. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Việc thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Nghị định 19/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 19/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Đầu tư về thủ tục đầu tư đặc biệt. Nghị định này quy định chi tiết về thủ tục đầu tư đặc biệt quy định tại Điều 36a của Luật Đầu tư, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 của Luật số 57/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Những nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư không được quy định tại Điều 36a của Luật Đầu tư và Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghị định này áp dụng đối với nhà đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân liên quan đến thủ tục đầu tư đặc biệt.

Nghị định 18/2025/NĐ-CP chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến mua bán điện

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 18/2025/NĐ-CP chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến mua bán điện. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực, bao gồm: Khoản 6 Điều 44 về biện pháp bảo đảm, chất lượng điện năng của Bên mua điện trong Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích ngoài sinh hoạt; điều kiện giao kết hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt. Khoản 7 Điều 48 về ghi chỉ số đo điện năng. Khoản 5 Điều 53 về các tình huống cấp bách đe dọa nghiêm trọng đến khả năng bảo đảm cung cấp điện. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động điện lực, sử dụng điện tại Việt Nam.