Language:

Bình luận Luật Hình sự

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hành vi "hủy hoại tài sản của người khác" là hành vi làm mất hoàn toàn giá trị sử dụng của tài sản của người khác. Hành vi "cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác" là làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản của người khác.

Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội sử dụng trái phép tài sản được quy định là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái pháp tài sản của người khác. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 177 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu là hành vi cố tình không trả lại hoặc không giao nộp tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được...

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm 02 trường hợp: (1) Chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản... bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc cố tình không trả lại tài sản đó khi đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng để trả; (2) Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê... vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, cụ thể tội phạm này gồm hai hành vi khác nhau là hành vi "lừa dối" và hành vi "chiếm đoạt", hai hành vi này có quan hệ với nhau.

Tội trộm cắp tài sản (Điều 173)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý. Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản cùng với hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt - dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có người quản lý.

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội công nhiên tài sản quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tội cướp giật tài sản (Điều 171)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai, hai dấu hiệu nhận biết của tội phạm này là dấu hiệu "công khai chiếm đoạt" và dấu hiệu "nhanh chóng tẩu thoát".