Language:
Tội cướp giật tài sản (Điều 171)
03/04/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

 

Tội cướp giật tài sản là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản một cách công khai, hai dấu hiệu nhận biết của tội phạm này là dấu hiệu "công khai chiếm đoạt" và dấu hiệu "nhanh chóng tẩu thoát". Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội cướp giật tài sản quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

Chủ thể của tội phạm:

 

Tội phạm được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo quy định. Người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi trường hợp cướp giật tài sản.

 

Khách thể của tội phạm:

 

Tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu tài sản, đối tượng tác động của tội phạm là tài sản, nhưng không phải mọi loại tài sản đều là đối tượng tác động của tội phạm này. Chỉ có vật thực, tiền, giấy tờ có giá mới là đối tượng tác động của tội cướp giật tài sản. Ngoài ra tội phạm này còn xâm phạm đến quyền sống, quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người. Vì vậy, nếu trong quá trình cướp giật tài sản, nếu người phạm tội gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của nạn nhân thì không xác định tội phạm độc lập mà cho đó là tình tiết tăng nặng của tội phạm này.

 

Mặt chủ quan của tội phạm:

 

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản, nếu có hành vi giật tài sản nhưng không có mục đích chiếm đoạt thì tùy từng trường hợp sẽ xem xét để định tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.

 

Mặt khách quan của tội phạm:

 

Hành vi khách quan được thể hiện ở việc công khai nhanh chóng chiếm đoạt tài sản đang trong tầm quản lý của người khác.

 

Công khai chiếm đoạt tài sản có nghĩa người phạm tôi không cần che giấu hành vi của mình của mình đối với người quản lý tài sản trong lúc thực hiện.

 

Nhanh chóng chiếm đoạt thể hiện, người phạm tội sau khi tiếp nhận tài sản ngay lập tức dùng sức mạnh thể chất tác động vào tài sản làm cho tài sản làm cho tài sản rời khỏi sự quản lý của người khác.

 

Người phạm tội có thể có nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau như bí mật đi theo để tránh sự phát hiện của nạn nhân; đợi thời cơ, chen lấn, xô đẩy để chủ quản lý rời xa tài sản, dùng thủ đoạn gian dối để tiếp cận tài sản và tạo ra sợ sơ hở cho người quản lý tài sản. Đối với hành vi nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường là biểu hiện thường thấy và là đặc trưng của tội phạm này. Tuy nhiên, không phải là hành vi khách quan bắt buộc trong tội phạm này.

 

Tội phạm hoàn thành từ khi tài sản bị giật rời khỏi sự kiểm soát của chủ tài sản. Nếu người phạm tội đã giật tài sản nhưng tài sản chưa rời khỏi sự quản lý của chủ tài sản thì tội phạm ở giai đoạn chưa hoàn thành.

 

Về hậu quả, thiệt hại do hành vi cướp giật gây ra làm cho chủ sỏ hữu mất quyền sở hữu đối với tài sản. Do tính chất nguy hiểm của hành vi cướp giật đối với tính mạng, súc khỏe con người, nên luật không quy định trị giá tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội phạm này có cấu thành vật chất, vì vậy dấu hiệu bị giạt mất tài sản là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội phạm hoàn thành. Hành vi chuẩn bị phạm tội cướp giật không phải chịu trách nhiêm hình sự.

 

Hình phạt:

 

- Khung 1: Hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, nếu người phạm tội có hành cướp giật tài sản của người khác.

 

- Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Dùng thủ đoạn nguy hiểm; Hành hung để tẩu thoát; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm.

 

- Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

 

- Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên; Làm chết người; Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

 

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

 

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

 

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

 

Tags
Công khai chiếm đoạt Cấu thành tội cướp giật tài sản Cướp Cướp giật tài sản Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015 tài sản Tội cướp giật tài sản Nhanh chóng tẩu thoát Nhanh chóng rời đi Dịch vụ luật sư luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Chiếm đoạt tài sản Cướp giật Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhân Chính Law Firm Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699 Cần tìm luật sư Tư vấn pháp lý Pháp luật Pháp lý Luật Luật sư Nhân Chính Lawyer Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Luật sư Quảng Ninh Luật sư Vĩnh Phúc Luật sư Bắc Ninh Luật sư Hải Dương Luật sư Hải Phòng Luật sư Hưng Yên Luật sư Thái Bình Luật sư Hà Nam Luật sư Nam Định Luật sư Ninh Bình Luật sư Hà Giang Luật sư Cao Bằng Luật sư Bắc Kạn Luật sư Lạng Sơn Luật sư Tuyên Quang Luật sư Thái Nguyên Luật sư Phú Thọ Luật sư Bắc Giang Luật sư Lào Cai Luật sư Lai Châu Luật sư Yên Bái Luật sư Điện Biên Luật sư Sơn La Luật sư Hòa Bình Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Bình Luật sư Quảng Trị Luật sư Thừa Thiên Huế Luật sư Đà Nẵng Luật sư Quảng Nam Luật sư Quảng Ngãi Luật sư Phú Yên Luật sư Khánh Hòa Luật sư Ninh Thuận Luật sư Bình Thuận Luật sư Đắk Lắk Luật sư Đắk Nông Luật sư Gia Lai Luật sư Kon Tum Luật sư Lâm Đồng Luật sư Hồ Chí Minh Luật sư Sài Gòn Luật sư Đồng Nai Luật sư Bà Rịa - Vũng Tàu Luật sư Bình Dương Luật sư Bình Phước Luật sư Tây Ninh Luật sư Long An Luật sư Tiền Giang Luật sư Đồng Tháp Luật sư Vĩnh Long Luật sư Trà Vinh Luật sư Cần Thơ Luật sư Hậu Giang Luật sư Sóc Trăng Luật sư Bến Tre Luật sư An Giang Luật sư Kiên Giang Luật sư Bạc Liêu Luật sư Cà Mau