Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Tại Điều 334 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu. Theo đó, bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong; bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu; theo thỏa thuận của các bên.
Theo quy định khi bên mua thanh toán đầy đủ tiền mua thanh toán đầy đủ tiền mua thì có quyền sở hữu đối với tài sản mua, nên bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt; trường hợp bên mua không thể hoặc cố tình không thanh toán hết tiền mua còn lại, thì bên bán sẽ đòi lại tài sản và biện pháp bảo lưu quyền sở hữu cũng chấm dứt; Trường hợp bên bán xoá nợ số tiền chưa thanh toán cho bên mua, cho phép bên mua có quyền sở hữu đầy đủ đối với tài sản.
Trong quan hệ mua bán, hai bên đều thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đặc biệt bên mua đã thanh toán tiền cho bên bán theo thỏa thuận hoặc sau khi chuyển giao tài sản sẽ không còn cơ sở cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm quyền sở hữu của bên bán đối với tài sản. Và như vậy, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ đương nhiên chấm dứt khi bên mua hoàn thành nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên bán. Trường hợp khi mua tài sản theo hình thức mua chậm, trả dần, để đảm bảo bên mua sẽ thanh toán tiền, các bên đã thỏa thuận xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Theo đó, bên bán sẽ bảo lưu quyền sở hữu của mình với tài sản đó, cho đến khi bên mua thanh toán hết tiền. Vì vậy, khi nghĩa vụ đã được bên mua hoàn thành đầy đủ thì quyền sở hữu được chuyển giao từ bên bán sang bên mua. Hợp đồng bảo đảm phát sinh đồng thời và tồn tại song song với hợp đồng chính, hợp đồng bảo đảm là hợp đồng phụ làm cơ sở đảm bảo chắc chắn rằng hợp chính sẽ được thực hiện. Do đó, khi hợp đồng chính đã hoàn thành thì biện pháp bảo đảm đương nhiên cũng sẽ hết hiệu lực.
Nếu hợp đồng mua bán không đạt được sự thỏa thuận của các bên. Đặc biệt, bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán như thỏa thuận, bên bán có quyền nhận lại tài sản đã bán. Như vậy, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ chấm dứt khi bên bán nhận lại tài sản đó. Trong khi các biện pháp bảo đảm chấm dứt, nghĩa vụ được bảo đảm không đương nhiên chấm dứt. Nhưng với biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu này, việc chấm dứt biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ kéo theo hợp đồng mua bán chấm dứt. Vì thực tế, khi bên bán nhận lại tài sản mua bán hợp đồng mua bán sẽ không thể tồn tại.Tại Điều 332 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc bên bán có quyền đòi lại tài sản khi bên mua không hoàn thành nghĩa vụ theo thỏa thuận. Khi xác lập bảo lưu quyền sở hữu, là bên bán chỉ bảo lưu quyền sở hữu của mình với tài sản trên giấy tờ, còn trên thực tế tài sẩn vẫn do bên mua chiếm hữu, sử dụng trong suốt thời hạn bảo lưu. Do đó, khi đến hạn thanh toán mà bên mua không thanh toán, thì bên bán nhận lại tài sản đó và trả cho bên mua số tiền mà bên mua đã trả trước đó. Bảo lưu quyền sở hữu nhằm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên mua, khi bên mua đã không hoàn thành nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận thì biện pháp bảo lưu sẽ chấm dứt. Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Như vậy, ngoài 02 trường hợp trên, bảo lưu quyền sở hữu còn chấm dứt nếu các bên có thỏa thuận. Các bên thỏa thuận về việc chấm dứt nghĩa vụ trả tiền của bên mua, dẫn đến nghĩa vụ đảm bảo cũng chấm dứt. Bên bán có thể xóa nợ số tiền chưa thanh toán cho bên mua, và cho phép bên mua có quyền sở hữu đầy đủ đối với tài sản.
Điều 334. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu
Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.
2. Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
3. Theo thỏa thuận của các bên.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338