Quyền dân sự, căn cứ xác lập quyền dân sự. Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự, xử lí trong trường hợp xâm phạm quyền của người khác, bồi thường thiệt hại, chịu trách nhiệm về hành vi của mình, có thể bồi thường bằng tiền, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tại khoản 1 Điều 10 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định: "Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trải pháp luật." Theo Từ điển tiếng Việt thì "Giới hạn" có nghĩa là phạm vi, mức độ nhất định, không thể hoặc không được phép vượt qua. Vậy, giới hạn việc thực hiện quyền dân sự tức là các chủ thể chỉ có thể thực hiện quyền của mình ở một mức độ nhất định, không được phép vượt qua mức do pháp luật quy định. Họ được tự do thực hiện quyền của mình nhưng phải trong khuôn khổ.
Pháp luật dân sự tôn trọng quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự, cho phép cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình. Nhưng pháp luật dân sự cũng quy định về giới hạn thực hiện quyền dân sự và không được lạm quyền trong quan hệ dân sự. Đó là quy định: “Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật”.
Tại khoản 2 Điều 10 Bộ luật Dân sự năm 2015: "Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định."
Theo nguyên lý chung, pháp luật dân sự tôn trọng quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự nhưng phải xác lập, thực hiện không trái với nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015. Khi chủ thể của quan hệ dân sự không tuân thủ nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015, vi phạm giới hạn thực hiện quyền dân sự, thì có thể pháp luật không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ. Hậu quả pháp lý khi cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định về giới hạn thực hiện quyền dân sự và khi lạm quyền trong quan hệ dân sự, thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phẩn hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định. Ví dụ: Khi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác thì người gây thiệt hại phải bồi thường.
Điều 10. Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự
1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
2. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338