Nguyên tắc của luật dân sự là những quy tắc chung được pháp luật quy định có vai trò định hướng và chỉ đạo toàn bộ các quy phạm của luật dân sự. Các nguyên tắc của luật dân sự có ý nghĩa rất quan trọng trong việc áp dụng đúng luật dân sự, ngoài ra còn là cơ sở để áp dụng pháp luật trong những trường hợp các quan hệ xã hội chưa có sự điều chỉnh bằng pháp luật. Để đảm bảo thống nhất trong nhận thức, xây dựng và áp dụng pháp luật góp phần hình thành chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân. Tại Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Cụ thể:
(1) Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng:
Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản. Quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cụ thể hóa các quy định Hiến pháp năm 2013 về các quyền cơ bản của công dân, gồm: quyền tự do, bình đẳng về nhân thân và tài sản của cá nhân và một cơ chế bảo hộ như nhau không có sự phân biệt đối xử. Nghĩa là, đã là chủ thể trong các quan hệ dân sự đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc giải quyết tranh chấp (nếu có), không có bất kỳ sự phân biệt nào trong các quan hệ dân sự nhân thân và tài sản. Bình đẳng có nghĩa là "ngang hàng nhau về địa vị và quyền lợi". Quyền bình đẳng là một thuật ngữ pháp lý thể hiện sự pháp luật hóa quyền tự nhiên của con người. Quyền bình đẳng được ghi nhận tại Điều 16 Hiếp pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật khác.
Trong quan hệ dân sự, bản chất là bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong xác lập, thực hiện quan hệ dân sự. Bình đẳng và không phân biệt đối xử nhằm mục đích đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế đặc quyền, đặc lợi và sự cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ các bên yếu thế. Khi không có sự bình đẳng, các giao dịch dân sự có thể bị coi là vô hiệu, ví dụ như giao dịch dân sự vô hiệu khi một bên không tự nguyên, một bên là người mất năng lực hành vi dân sự. Theo Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Ngoài ra, vấn đề bình đẳng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác như:
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và Gia đình và các luật khác có liên quan.
Vì thế có thể thấy quy định tại khoản 1 Điều 3 đã cụ thể hóa các quy định Hiến pháp năm 2013 về các quyền cơ bản của công dân, gồm: quyền tự do, bình đẳng về nhân thân và tài sản của cá nhân và một cơ chế bảo hộ như nhau không có sự phân biệt đối xử. Bình đẳng là khái niệm chính trị - pháp lý, đây là yếu tố cơ bản của nền dân chủ trong chế độ nhà nước pháp quyền được ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước ta cùng nhiều đạo luật khác; rộng hơn là các chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc này quy định và bảo đảm vị trí bình đẳng giữa các bên trong quan hệ dân sự. Với nguyên tắc trên, Bộ luật Dân sự năm 2015 thay cụm từ “các bên” bằng “mọi cá nhân, pháp nhân”, xác định rõ hơn, cụ thể hơn so với Bộ luật Dân sự năm 2005. Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do bao gồm: dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp…
(2) Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận:
Ở nguyên tắc này cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cẩm của luật, không trải đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đổi với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là tiêu chí quan trọng để các chủ thể của quan hệ dân sự xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Tự do, tự nguyện được hiểu là không có sự ép buộc, lừa dối, xuất phát từ ý chí cá nhân, không phụ thuộc vào ý chí củ người khác. Yếu tố tự nguyện rất quan trọng trong quan hệ dân sự. Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì yếu tố tự nguyện là một điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực.
Khi xác lập, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự, các bên phải hoàn toàn tự do về ý chí, không bị ép buộc, đe dọa. Nếu bị đe dọa, ép buộc thì giao dịch dân sự đó sẽ bị vô hiệu theo Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền tự do thỏa thuận dù chưa được pháp luật dân sự quy định, nhưng “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Vì vậy, mặc dù BLDS năm 2015 không có quy định, không dự liệu... nhưng các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau và vẫn có sự ràng buộc pháp lý. Sự ràng buộc này vẫn được pháp luật dân sự công nhận; quyền và nghĩa vụ của các bên vẫn được pháp luật bảo đảm thực hiện.
Từ quy định này có thể thấy, cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.” Theo nguyên tắc này, trong quan hệ dân sự, quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với quy định của pháp luật sẽ được pháp luật bảo đảm. Mọi sự cấm đoán, áp đặt, cưỡng ép, ngăn cản đều bị pháp luật cấm.
(3) Xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực:
Ở nguyên tắc này cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. "Thiện chí" là ý định, suy nghĩ tốt và luôn thực lòng mong muốn đi đến kết quả tốt khi giải quyết việc gì. Còn "Trung thực" là luôn tôn trong sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, nhẫn lội khi mắc khuyết điểm. Như vậy, khi xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình thì cá nhân cũng như pháp nhân phải có suy nghĩ tích cực, luôn hướng đến việc tốt cho cả hai bên, hai bên cùng có lợi, luôn tạo điều kiện cho nhau. Luôn tôn trọng lẽ phải, thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, nếu vi phạm phải nhận lỗi và bồi thường nếu có thiệt hại.
Thiện chí, trung thực là một trong những truyền thống đạo đức là trong quan hệ xã hội; không gian dối và có thiện chí thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà chủ thể đã cam kết. Do đặc trưng của giao lưu dân sự nên trước đây Bộ luật Dân sự năm 1995 còn có quy định các giao dịch dân sự đã xác lập luôn được suy đoán là thiện chí, trung thực. Vì vậy, nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực, thiện chí thì phải đưa ra được chứng cứ, bằng chứng để chứng minh tính chất không trung thực, thiện chí đó. Hiện tại, Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 vẫn quy định việc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự là quyền và nghĩa vụ của các đương sự. Nhưng nội dung này hiện không còn được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
Từ quy định trên có thể thấy, nội dung nguyên tắc cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Đây là nguyên tắc truyền thống của Luật Dân sự. Thiện chí, trung thực, ngay thẳng là những đòi hỏi cần thiết cả về mặt pháp lý lẫn đạo lý trong giao dịch dân sự. Nguyên tắc này còn nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự; tránh gây thiệt hại cho chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Một trong những yêu cầu của quan hệ dân sự là: các bên phải cùng nhau hợp tác, thiện chí, trung thực khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Các bên không chỉ chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Trong quá trình xác lập, thực hiện quan hệ dân sự, các bên không được lừa dối, chây ỳ mà phải giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào.
(4) Không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác:
Ở nguyên tắc này việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Quyền của con người luôn được tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì phải có sự giới hạn vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác. Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ giới hạn “không được xâm phạm”. Nghĩa là, trong quan hệ dân sự (bao gồm cả việc xác lập, thực hiện) vì lợi ích của một chủ thể mà làm ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến “lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích họp pháp của người khác” thì quan hệ dân sự đó không được pháp luật dân sự công nhận, bảo hộ.
Như vậy, việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự không phải tùy ý, theo đúng nhưng mong muốn của các chủ thể mà chỉ trong trường hợp không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu Việc xác lập , thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì buộc phải chấm dứt hành vi hoặc thỏa thuận đó xẽ vô hiệu. Do các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng nên pháp luật dân sự cho phép các chủ thể trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự có thể cam kết, thỏa thuận những nội dung mà Bộ luật Dân sự không có quy định nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự; không làm thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Nội dung nguyên tắc "việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.” Nguyên tắc quan trọng này thể hiện giới hạn quyền hành xử của các cá nhân, pháp nhân khi xác lập, thực hiện quan hệ dân sự. Pháp luật dân sự tôn trọng quyền tự định đoạt theo tự do ý chí của chủ thể, nhưng không phải là không bị bất kỳ một hạn chế nào. Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của dân tộc, lợi ích cộng đồng và lợi ích hợp pháp của người khác, khoản 4 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ giới hạn “không được xâm phạm”. Nghĩa là, trong quan hệ dân sự (bao gồm cả việc xác lập, thực hiện) vì lợi ích của một chủ thể mà làm ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến “lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” thì quan hệ dân sự đó không được pháp luật dân sự công nhận, bảo hộ.
Như vậy, việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ dân sự không phải luôn được thực hiện tùy nghi theo ý chí và mong muốn của chủ thể mà chỉ trong trường hợp không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu Việc xác lập , thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì buộc phải chấm dứt hành vi hoặc thỏa thuận đó xẽ vô hiệu. Do các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng nên pháp luật dân sự cho phép các chủ thể trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự có thể cam kết, thỏa thuận những nội dung mà BLDS không có quy định nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của BLDS; không làm thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
(5) Tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự:
Ở nguyên tắc này cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự. Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó...
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Trách nhiệm dân sự bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm. Có thể thấy, Bộ luật Dan sự là bộ “luật tư” gắn liền với trách nhiệm của các chủ thể (chủ yếu là trách nhiệm tài sản), nên nguyên tắc đặc trưng là chủ thể trong quan hệ dân sự phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự do chính chủ thể đã xác lập. Vấn đề tự chịu trách nhiệm dân sự có thể do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận khi xác lập các giao dịch dân sự.
Tự chịu trách nhiệm dân sự là cơ sở để các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh mọi quan hệ dân sự đã được xác lập. Khi có một bên trong giao dịch dân sự không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các điều khoản mà chủ thể đó đã tự nguyện cam kết, thỏa thuận, thì họ phải tự chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền bị vi phạm.
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338