Language:
Chiếm hữu ngay tình (Điều 180)
24/04/2023
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

 

Chiếm hữu là một trong những nội dung của quyền sở hữu, người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản, nếu được chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định thuộc quyền của chủ sở hữu. Theo Điều 179 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Đây là lần đầu tiên tron Bộ luật Dân sự, các nhà làm luật quy định về khái niệm chiếm hữu.

 

Chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản bao gồm chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền, người có quyền chiếm hữu tài sản trên cơ sở một giao dịch dân sự hợp pháp, người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua một quyết định có hiệu lực hoặc qua một bản án có hiệu lực pháp luật, người chiếm hữu không theo ý chí của chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền.

 

Chủ thể nắm giữ và chi phối tài sản tức là trực tiếp quản lý, tác động vào tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình nhằm duy trì tình trạng tài sản theo ý chí của mình. Chủ thể có thể bằng hành vi của mình thực hiện việc chiếm hữu gọi là chiếm hữu trực tiếp. Chủ thể thực hiện việc chiếm hữu thông qua hành vi của người khác gọi là chiếm hữu gián tiếp. Trường hợp này người chiếm hữu giao tài sản của mình cho người khác kiểm soát, vì vậy người kiểm soát tài sản phải thực hiện các hành vi mà người chiếm hữu cho phép.

 

Theo quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

 

Chiếm hữu ngay tình là việc các cá nhân hay tổ chức chiếm hữu tài sản mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Đồng thời, tại khoản 1 Điều 184 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

 

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu tài sản của chủ thể dược pháp luật công nhận, và bảo vệ, chủ thể chiếm hữu có thể là chủ sở hữu thực hiện chiếm hữu tài sản, chủ sở hữu chiếm hữu được pháp luật công nhận. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, chủ thể phải tiến hành đăng ký theo đúng quy định của pháp luật, khi đó mới được công nhận là chủ thể chiếm hữu có căn cứ. Trường hợp chiếm hữu ngay tình không phải chủ sở hữu, nhưng chủ thể có căn cứ chứng minh việc chiếm hữu tài sản là đúng pháp luật. Đó có thể là người được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện quản lý tìa sản, hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao tài sản thông qua một giao dịch dân sự nào đó tùy vào thỏa thuận của hai bên. Pháp luật quy định thêm đối với trường hợp chủ thể chiếm hữu tài sản là động sản bị người khác đánh rơi, bỏ quên… đã thực hiện thủ tực thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc tìm kiếm, thì cũng được xác định là chiếm hữu ngay tình.

 

Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

 

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338