Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc được giải quyết ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi phát sinh tranh chấp hợp đồng đặt cọc nếu các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì một bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Tranh chấp hợp đồng đặt cọc được xác định là tranh chấp dân sự quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thuộc loại việc của tòa án nhân dân.

Cần xử lý triệt để hành vi cho vay nặng lãi, đòi nợ tàn nhẫn trên mạng internet

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, việc vay mượn tài sản trong quan hệ dân sự là một trong những giao dịch dân sự phổ biến và đã có từ rất lâu đời. Bộ luật dân sự quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Từ thực tiễn vụ án "chuyến bay giải cứu". Xét xử dưới khung hình phạt khi nào?

Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án hình sự là một hoạt động phức tạp  trong việc thực hiện quyền tư pháp, bao gồm nhiều cơ quan tố tụng tham gia, trong đó tòa án là trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm. Hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam chia thành các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong đó, khi xét xử vụ án hình sự mà xác định bị cáo có tội thì tòa án sẽ áp dụng hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội của bị cáo.

Giao nộp tài liệu, chứng cứ trong vụ án dân sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thì chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai của đương sự; Lời khai của người làm chứng; Kết luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; Văn bản công chứng, chứng thực; Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội được hiểu là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Khi nào được nhận lại tài sản là vật chứng trong vụ án hình sự?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, việc xử lý vật chứng, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

Quy định thăm gặp phạm nhân đang thi hành án hình sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong sổ thăm gặp; trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có sổ thăm gặp hoặc cá nhân không có tên trong sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập.