Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Đóng trùng bảo hiểm xã hội cùng lúc ở 02 nơi có được hoàn trả lại tiền?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định khoản 1, Điều 42 Quyết định số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn: Người lao động đồng thời có từ 02 Hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng  Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Hợp đồng giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo Hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.

Gia hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, sau khi thụ lý vụ án Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.

Người hưởng di sản thừa kế của người chết để lại có phải trả nợ thay?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định pháp luật thì người thừa kế theo pháp luật tài sản của người đã chết phải có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi phần di sản được hưởng, khi người có tài sản chết thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con của người này sẽ là đồng thừa kế đối với tài sản do người chết để lại, là đồng thừa kế nên những người này đều có nghĩa vụ trong phạm vi kỷ phần di sản mình được hưởng để trả nợ thay người đã chết, khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ thì di sản còn lại giá trị bao nhiêu khi ấy mới tiến hành chia cho các đồng thừa kế.

Người đang bị tạm giữ, tạm giam có quyền tố cáo không?

Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích, căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như sau: “Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật”.

Một người lập nhiều di chúc với một tài sản thì bản di chúc nào có hiệu lực?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, căn cứ quy định tại Điều 628 Bộ luật dân sự 2015, theo đó di chúc bằng văn bản có 4 loại, bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng, di chúc bằng văn bản công chứng và di chúc văn bản chứng thực.

Mang hộ, xách hộ hàng hóa không biết đó là ma túy thì có phạm tội?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, bản chất các tội phạm liên quan đến ma túy quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là tội phạm được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Cố ý phạm tội là việc phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Nguyên tắc xét xử độc lập của tòa án: Thực tiễn áp dụng và những bất cập

Luật sư Trịnh Văn Dũng và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án hiện nay được cụ thể hóa trong Hệ thống pháp luật của Việt Nam, thông qua các điều luật được quy định tại Hiến pháp, Bộ luật, cụ thể Hiến pháp năm 2013; Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014; Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài ra, nguyên tắc độc lập xét xử còn được quy định cụ thể tại một số Bộ luật và các Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.

Cần triệt để thực hiện nguyên tắc độc lập trong xét xử ở các cấp Tòa án

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm. Trong các bản Hiến Pháp trước đó có quy định tương tự như Hiến pháp năm 1946 quy định khi xét xử các thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp; Hiến pháp năm 1959 quy định khi xét xử, Tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 quy định khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập chỉ tuân theo pháp luật.