Language:

Hướng dẫn - Giải đáp

Yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 4 Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.

Biểu mẫu đăng ký kết hôn chỉ có nội dung ngày đăng ký kết hôn nhưng không có nội dung ghi về ngày hôn nhân được xác lập đối với những trường hợp đăng ký lại kết hôn

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, mẫu giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch đã được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TT-BTP, Giấy chứng nhận kết hôn đã được Bộ Tư pháp in, phát hành theo Phụ lục 1, tại Thông tư. Kiến nghị của địa phương, Sở Tư pháp ghi nhận và sẽ có ý kiến với Bộ Tư pháp. Tuy nhiên tại khoản 3 Điều 22 Thông tư số 15/2015/TT-BTP hướng dẫn: Ngày quan hệ hôn nhân được công nhận trong trường hợp đăng ký lại kết hôn, đăng ký hôn nhân thực tế theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, việc đăng ký lại kết hôn theo quy định tại Điều 13 của Luật Hôn nhân và gia đình cũng được ghi vào phần “nội dung ghi chú” của mặt sau Giấy chứng nhận kết hôn.

Người cha muốn đăng ký lại khai sinh nhưng không thể trực tiếp đến UBND để đăng ký lại khai sinh được, có thể ủy quyền lại cho con trai đi đăng ký lại khai sinh cho cha mình được không?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định: “Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh chị em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người được ủy quyền”

Việc ủy quyền đối với thủ tục xin cấp giấy xác nhận TTHN và cấp trích lục bản sao hộ tịch cho người đang học tập, làm việc ở ngoại tỉnh hoặc du học ở nước ngoài?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo Điều 3, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì: Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ theo hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.

Trường hợp nếu công dân thực hiện việc đăng ký khai tử cho người đã chết thì xác định chủ thể ủy quyền là ai?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 1 Điều 33 Luật Hộ tịch quy định “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.” Quy định này chưa xác định rõ những người chịu trách nhiệm chính trong việc đi đăng ký khai tử.

Đăng ký khai tử cho người dân thường trú tại địa phương, chết tại địa phương, UBND xã phải làm cùng lúc 02 việc là cấp giấy chứng tử và đăng ký khai tử

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nếu người chết bình thường do già yếu tại địa phương mình (nơi cư trú cuối cùng) thì căn cứ vào khai báo của người thân thích để thực hiện đăng ký khai tử và cấp Trích lục khai tử, không cần cấp Giấy báo tử. Nếu người đó chết tại địa phương do ốm đau, bệnh tật, tai nạn…thì phải có Biên bản xác nhận của cơ quan y tế, cơ quan công an về thời gian chết, nguyên nhân chết.

Trường hợp chết do bị tai nạn giao thông, khi người thân đi khai tử chỉ cung cấp được biên bản bàn giao tử thi có đóng dấu treo, không phải văn bản xác nhận, thì có làm khai tử được không?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp văn bản của cơ quan công an (bao gồm cả Biên bản giao, nhận thi thể) có đủ thông tin về người chết như: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; giấy tờ tùy thân của người chết cũng có giá trị thay thế Giấy báo tử, cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng, thực hiện một cách linh hoạt xem xét, thực hiện đăng ký khai tử cho người dân.

Người phạm tội "thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ

Vướng mắc: Thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về việc khó khăn, vướng mắc trong áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau.