Language:

Hướng dẫn - Giải đáp

Quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xoá án tích

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt, miễn giảm hình phạt, xoá án tích. Tòa án quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo các điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật của Bộ luật Hình sự được áp dụng. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại các điều 117, 118 và 119 của Luật này.

Các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn. Cảnh cáo được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng do vô ý, phạm tội ít nghiêm trọng và có tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Phạt tiền được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật của Bộ luật Hình sự quy định.

Thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Trường giáo dưỡng phải bảo đảm có các khu vực nhà ở, bệnh xá, học văn hóa, học nghề, vui chơi, sinh hoạt chung, luyện tập thể dục, thể thao, thư viện, các cơ sở vật chất cần thiết khác và được bố trí, thiết kế phù hợp với người chưa thành niên. Phòng ở phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông, hợp vệ sinh môi trường. Diện tích chỗ nằm tối thiểu cho mỗi học sinh trường giáo dưỡng là 2,5 m2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú phải báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

Thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng cư trú có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; Quyết định danh sách người giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại địa phương; phân công người trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; Chỉ đạo tổ chức các chương trình dạy nghề, tìm việc làm, các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống, các dịch vụ y tế, xã hội, hoạt động cộng đồng trên địa bàn để tạo điều kiện cho người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng tham gia; Hỗ trợ cho người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng được hưởng đầy đủ quyền ưu tiên và các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với người chưa thành niên theo quy định; Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng học tập, làm việc giám sát, giáo dục người đó; Chỉ đạo lập dự toán kinh phí cho việc thực hiện các biện pháp xử lý chuyển hướng, trình cấp có thẩm quyền quyết định; Báo cáo cơ quan tiến hành tố tụng đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng về kết quả chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng;

Khiếu nại, kiến nghị quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về việc khiếu nại, kiến nghị quyết định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Khi có căn cứ cho rằng quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, quyết định không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trái pháp luật thì thẩm quyền kiến nghị được thực hiện như sau: Cơ quan điều tra tham gia phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng có quyền kiến nghị quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, quyết định không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng của Viện kiểm sát, Tòa án; Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, quyết định không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 151 của Luật này. Bị can là người chưa thành niên, bị hại, người đại diện của họ có quyền khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, quyết định không áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trong các trường hợp sau đây: Theo đề nghị của Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát quy định tại điểm c khoản 4 Điều 55 và điểm h khoản 2 Điều 60 của Luật này; Tòa án tự mình xét thấy người chưa thành niên thuộc trường hợp được áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng theo quy định của Luật này. Ngay sau khi nhận được văn bản đề nghị, kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán giải quyết.

Thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, người làm công tác xã hội phải xây dựng kế hoạch xử lý chuyển hướng và gửi đến cơ quan đã yêu cầu. Kế hoạch xử lý chuyển hướng phải có các nội dung chính sau đây: Biện pháp xử lý chuyển hướng đề xuất áp dụng; Thời gian, địa điểm thực hiện; Quyền, nghĩa vụ của người chưa thành niên theo quy định tại Điều 23 của Luật này; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Trường hợp cần thiết, người làm công tác xã hội đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án cung cấp thông tin hoặc tổ chức cuộc họp để xây dựng kế hoạch xử lý chuyển hướng. Cuộc họp do người làm công tác xã hội chủ trì, có sự tham gia của người đại diện của người chưa thành niên là bị can và có thể có sự tham gia của người chưa thành niên là bị can, bị hại hoặc người đại diện của bị hại.

Quy định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về quy định về việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng, trừ trường hợp vụ án có yêu cầu giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc phải giải quyết vấn đề tịch thu tài sản. Thẩm phán, Hội đồng xét xử có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng quy định tại Điều 36 của Luật này. Ngay sau khi khởi tố bị can là người chưa thành niên, Cơ quan điều tra phải có văn bản yêu cầu người làm công tác xã hội trong danh sách quy định tại khoản 5 Điều 32 của Luật này tham gia tố tụng. Trường hợp cần thiết có thể yêu cầu trực tiếp, qua điện thoại hoặc phương tiện điện tử khác nhưng ngay sau đó phải gửi yêu cầu bằng văn bản.