Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Bộ Công an cho biết, bước đầu triển khai việc bỏ sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy gặp một số khó khăn như hạ tầng kỹ thuật tại một số nơi chưa đáp ứng với yêu cầu dẫn đến có lúc bị tắc nghẽn... (Link thông tin https://dantri.com.vn/xa-hoi/trung-tuong-to-an-xo-noi-ve-kho-khan-khi-bo-so-ho-khau-20230302090045583.htm?)
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, Bộ Công an là cơ quan được Chính phủ giao trọng trách số hóa Dữ liệu dân cư, đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, song với sự nỗ lực của toàn lực lượng ngành công an, bất kể ngày đêm và thời điểm dịch bệnh Covid nhạy cảm, nhiệm vụ số hóa dữ liệu dân cư do Bộ Công an thực hiện đã hoàn thành so với mục tiêu đề ra, đây là một thành quả lớn giúp Chính phủ và toàn xã hội vận hành theo cơ chế “số hóa”, đưa đất nước bắt nhịp với xu thế cách mạng công nghệ 4.0, xóa bỏ được những thủ tục mang tính cơ học không còn phù hợp như quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu và sổ tạm trú.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là mặc dù Bộ Công an đã hoàn thiện số hóa dữ liệu dân cư và hệ thống đã đi vào hoạt động, hệ thống này sẵn sàng chia sẻ, kết nối với hệ thống của các cơ quan, ban ngành và các địa phương, nhưng hiện tại nhiều cơ quan, ban ngành và địa phương chưa hề có sự chuẩn bị trước để đón nhận sự thay đổi này, dẫn đến còn nhiều vướng mắc trong giai đoạn đầu bỏ sổ hộ khẩu giấy, tạm trú để chuyển sang sử dụng Căn cước công dân gắn chíp trong mọi giao dịch thường ngày.
Có 03 vấn đề cơ bản mà tôi cho rằng các bộ, ngành, địa phương cần khắc phục để phối hợp với Bộ Công an số hóa toàn bộ hệ thống hành chính Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, xây dựng hệ thống hành chính công kết nối với hệ thống dữ liệu dân cư của Bộ Công an, nhưng để có thể làm được việc này thì phải có sự vào cuộc ngay, sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt.
Thứ hai, cần tập huấn kỹ năng sử dụng, vận hành hệ thống dữ liệu số của cơ quan khi đã kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư của ngành công an cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cho các doanh nghiệp, tổ chức. Nhằm hướng tới mục tiêu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cũng phải bắt kịp với xu thế số hóa, có thể sử dụng được các phần mềm quản lý hành chính, quản trị số này. Việc“số hóa toàn ngành, toàn địa phương” như vậy mới mang tới thay đổi trong toàn hệ thống từ trung ương tới địa phương, từ cơ quan hành chính đến tổ chức tư nhân.
Thư ba, để có thể số hóa một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời sống, thì những người đứng đầu, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cần chỉ đạo khẩn trương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ quan mình kịp thời chuyển đổi mô hình quản lý cơ học sang quản lý số; tạo cơ chế cho cán bộ, công chức, viên chức được tham gia tập huấn sử dụng các phần mềm quản lý có thể kết nối với hệ thống dữ liệu dân cư của Bộ Công an; thay đổi toàn bộ cách thức quản lý cũ quán triệt trong toàn cơ quan, đơn vị để đạt hiệu quả tối đa.
Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh thủ tục hành chính, giao dịch dân sự cần có sự sửa đổi, bổ sung theo hướng loại bỏ các đầu hồ sơ, thủ tục cũ không còn phù hợp, mang tính thủ công.
ví dụ: khi người dân khởi kiện vụ án dân sự, một số tòa án còn yêu cầu xác nhận nơi cư trú của bị đơn. Thủ tục này nếu cần phía Toà án hoàn toàn có thể cập nhật dữ liệu dân cư, gửi yêu cầu cho bộ phận phụ trách là cảnh sát khu vực sẽ nhanh hơn rất nhiều khi để người dân tự đi xác nhận nơi cư trú của bị đơn.
Như vậy, để tạo sự thay đổi đột biến, chuyển đổi số một cách toàn diện thì cần sự sẵn sàng, sự chung tay của các cấp, các bộ, ngành, các địa phương; thay đổi nhận thức và phương thức làm việc từ lãnh đạo cho đến công chức, viên chức, người lao động và người dân.
Đến thời điểm này, tôi cho rằng những gì Bộ Công an đã làm được trong một khoảng thời gian ngắn như vậy đó là một thành quả rất lớn, các bộ ngành, các địa phương cần sẵn sàng chuyển đổi theo để chúng ta có thể xây dựng được một Chính phủ số, người dân khi tiếp cận các dịch vụ công và thực hiện các giao dịch dân sự đời thường không cần phải đợi chờ lâu, không phải đi lại nhiều.
Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338