Language:
Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố (Điều 313)
25/08/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Theo quy định pháp luật, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Hợp đồng thực tế là hợp đồng mà thời điểm phát sinh hiệu lực chính là thời điểm các bên chuyển giao tài sản. Theo khoản 1 Điều 310 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Bên nhận cầm cố là bên nhận tài sản từ bên cầm cố để bảo đảm cho quyền và lợi ích của mình trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố bao giờ cũng là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố đó. Theo đó trong quan hệ cầm cố bên nhận cầm cố có nghĩa vụ quy định tại Điều 313 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

Thứ nhất, bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

Thứ hai, không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Thứ ba, không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thứ tư, trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Bảo quản, giữ gìn tài sản, tài sản cầm cố là tài sản thuộc sở hữu của bên cầm cố, tài sản có giá trị nhất định có thể lớn hơn, bằng, hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Bên nhận cầm cố thực hiện nắm giữ tài sản cầm cố trong khoảng thời gian mà nghĩa vụ được bảo đảm chưa được thực hiện, đó là đặc điểm chính của biện pháp cầm cố. Quy định này đặt ra vấn đề bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố. Vì thời gian cầm giữ tài sản có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên, trong quãng thời gian đó phải đảm bảo rằng tài sản không bị mất giá trị ban đầu của nó. Quy định như vậy nhằm ràng buộc trách nhiệm của bên có quyền với tài sản cầm cố, đồng thời, bảo vệ quyền chủ sở hữu tài sản của bên cầm cố. Do đó, nếu có thiệt hại xảy ra đối với tài sản bảo, như hư hỏng, mất, thất lạc thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại.

Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, việc bán, tặng cho, trao đổi, sử dụng tài sản chính là quyền định đoạt, quyền sử dụng tài sản. Mà quyền định đoạt và quyền sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu tài sản, chỉ có chủ sở hữu tài sản mới được thực hiện. Trong khi đó, bên nhận cầm cố chỉ nắm giữ tài sản tức chỉ có quyền chiếm hữu tài sản trong một quãng thời gian nhất định nhằm đảm bảo cho việc thwucj hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Do đó, họ không có quyền được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố. Trước khi tài sản bảo đảm bị xử lý để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, thig bên cầm cố vẫn là chủ sở hữu của tài sản và chỉ họ mới có quyền sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình.

Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, cũng như quy định ở trên, việc cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố là quyền sử dụng, định đoạt tài sản mà chỉ chủ sở hữu tài sản mới có thể thực hiện. Với tính chất của biện pháp cầm cố tài sản, bên nhận cầm cố chỉ có quyền chiếm hữu tài sản cầm cố. Tuy  nhiên, bên cầm cố với tư cách là chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình có thể đồng ý để bên nhận cầm cố cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố. Như vậy, bên nhận cầm cố có quyền thực hiện các hành vi trên nếu có thỏa thuận và sự đồng ý của bên cầm cố.

Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Cầm cố chỉ là một nghĩa vụ phụ được đặt ra bên cạnh nghĩa vụ chính, để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ chính. Do đó, khi nghĩa vụ chính chấm dứt thì nghĩa vụ cầm cố cũng chấm dứt, theo đó, bên nhận cầm cố phải trả lại cho bên cầm cố tài sản và các giấy tờ liên quan. Thông thường, tài sản cầm cố là vật đặc định, do đó, bên nhận cầm cố phải trả đúng vật đó và đúng với tình trạng ban đầu. Nếu tài sản là vật cùng loại, bên nhận cầm cố phải trả đúng số lượng, chất lượng, tài sản. Trường hợp này chỉ xảy ra khi nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ. Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 312 Bộ luât Dân sự năm 2015 thì bên cầm cố có thể thay thế tài sản bảo đảm, tức thay thế tài sản cầm cố ban đầu bằng tài sản cầm cố khác có giá trị tương đương. Trong trường hợp này nếu bên nhận bảo đảm đồng ý với với thay thế đó, thì bên nhận bảo đảm có trách nhiệm trả lại cho bên cầm cố tài sản cầm cố ban đầu, và nhận tài sản cầm cố mới. (Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập II, Nxb. Công an Nhân dân).

Điều 313. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Cầm cố tài sản Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản Bên nhận cầm cố tài sản Bên cầm cố tài sản Bảo quản giữ gìn tài sản cầm cố Mất tài sản cầm cố Thất lạc tài sản cầm cố hư hỏng tài sản cầm cố Bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố Bán tài sản cầm cố Trao đổi tài sản cầm cố Tặng cho tài sản cầm cố Sử dụng tài sản cầm cố Tài sản cầm cố bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác Không được cho thuê tài sản cầm cố Không được cho mượn tài sản cầm cố Không được khai thác công dụng tài sản cầm cố Không được hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản cầm cố Trả lại tài sản cầm cố Trả lại giấy tờ cầm cố Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt Điều 313 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư nhà đất Luật sư tư vấn đất đai Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội NCLAW 0983951338 0936683699