Language:

NCLAW

Tội Giết người (Điều 123)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là hậu quả chết người.
Khi Ly hôn thì “tài sản được tặng cho” giải quyết như thế nào?
Luật sư Trịnh Văn Dũng phân tích, căn cứ theo Điều 33, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì tài sản chung vợ chồng gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Tội Hành hạ người khác (Điều 140)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội hành hạ người khác được quy định là hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội Hành hạ người khác quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Người chuyển giới có quyền kết hôn không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan
Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới (Điều 165)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới là trường hợp vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế.
Trong khu chung cư bảo vệ có được phép khoá bánh xe không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, hiện nay nhiều chung cư, khu đô thị thiếu diện tích đỗ xe, gây nên tình trạng đỗ xe tràn lan, nên nhiều phương tiện lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, chắn lối ra vào trước cửa nhà người dân. Biện pháp khóa bánh xe của bảo vệ xử lý đối với những phương tiện vi phạm dừng đỗ trong khu chung cư, khu đô thị gây nhiều tranh cãi.
Tội cướp tài sản (Điều 168)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, Tội cướp tài sản được quy định là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi cướp đồng thời xâm phạm đến hai quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đó là quan hệ về nhân thân và quan hề về sở hữu.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định là hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Cách tính thời hiệu (Điều 151)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm 02 trường hợp: (1) Chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản... bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc cố tình không trả lại tài sản đó khi đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng để trả; (2) Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê... vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hành vi sản xuất hàng giả được hiểu là hành vi làm (tạo) ra những sản phẩm, hàng hoá có nhãn hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, gây nhầm lẫn hoặc để lừa dối khách hàng hoặc làm ra những sản phẩm hàng hoá giả chất lượng hoặc công dụng. Buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho khách hàng với giá của hàng thật.
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy (Điều 242)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 242 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy, khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.
Vụ tai nạn giao thông ở Lạng Sơn khiến cháu bé 13 tuổi tử vong. Quan điểm pháp lý
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, trong vụ tai nạn giao thông khiến cháu bé 13 tuổi tử vong, rất cần làm rõ thời điểm chiếc xe nổ lốp và khả năng quan sát của nữ tài xế. Qua clip cho thấy chiếc xe bán tải màu trắng do nữ tài xế điều khiển đã tông mạnh vào đuôi chiếc xe con cùng chiều rồi chồm lên, lao vào hai người đi xe máy đi cùng chiều gây hậu quả nghiêm trọng.
Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 261)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội cản trở giao thông đường bộ là an toàn giao thông đường bộ. Đối tượng tác động của tội phạm này là Công trình giao thông đường bộ. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội cản trở giao thông đường bộ quy định tại Điều 261 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tài sản bị trưng mua (Điều 243)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 243 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc tài sản bị trưng mua. Theo đó, trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn (Điều 262)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện giao thông đường bộ. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn quy định tại Điều 262 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tài sản bị tịch thu (Điều 244)
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 244 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc tài sản bị tịch thu. Theo đó, khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.
Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm vụ án bà Hằng được quy định ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, việc tòa án yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án Nhân dân TP.HCM  đối với yêu cầu bồi thường của một số cá nhân trong vụ án, hồ sơ chưa thể hiện đầy đủ chứng cứ. Vì vậy, cần thu thập thêm chứng cứ. Nếu không có chứng cứ bổ sung, tòa án sẽ xử lý theo quy định pháp luật.
Khi nào được nhận lại tài sản là vật chứng trong vụ án hình sự?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, việc xử lý vật chứng, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.