Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 155 Luật Đất đai năm 2024 quy định căn cứ tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thời điểm định giá đất, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Căn cứ tính tiền sử dụng đất, gồm: Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất; Giá đất theo quy định tại Điều 159 và Điều 160 Luật Đất đai; trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thì giá đất là giá trúng đấu giá; Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất của Nhà nước. Căn cứ tính tiền cho thuê đất, gồm: Diện tích đất cho thuê; Thời hạn cho thuê đất, thời hạn gia hạn sử dụng đất; Đơn giá thuê đất; trường hợp đấu giá quyền thuê đất thì giá đất thuê là giá trúng đấu giá; Hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất của Nhà nước.

Xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích tại Điều 141 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 137 Luật Đất đai mà trên giấy tờ đó có thể hiện mục đích sử dụng để làm nhà ở, đất ở hoặc thổ cư thì diện tích đất ở được xác định khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau.

Các trường hợp người sử dụng đất không được cấp sổ đỏ?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về các trường hợp người sử dụng đất không được cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai năm 2024. Người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp: Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích theo quy định tại Điều 179 Luật Đất đai; Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 Luật Đất đai, trừ trường hợp đất được giao sử dụng chung với đất được giao để quản lý thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Đất nhận khoán, trừ trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất tại điểm a khoản 1 Điều 181 Luật Đất đai; Đất đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện; Đất đang có tranh chấp, đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật; Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất. Tại Điểm k khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, người sử dụng đất bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) được đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại. Theo đó, căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Theo quy định tại Thông tư 85/2019/TT-BTC, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất. Theo đó, phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ quy mô, diện tích của thửa đất và tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cụ thể.

Phương án bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về phương án bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2024. Theo quy định tại Điều 91 Luật Đất đai năm 2024, việc bồi thường đất được thực hiện như sau: Bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi; Bồi thường bằng tiền; Bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi; Bồi thường bằng nhà ở. Theo Luật Đất đai năm 2014 thì các phương án bồi thường đất đai đã được mở rộng thêm phương án bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở. Phương án bồi thường này phương án được nhiều người quan tâm và mong muốn được nhận bồi thường thường khi bị Nhà nước thu hồi đất. 

Chuyển đổi lên đất ở cần điều kiện gì?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo điểm a, khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai năm 2024 về phân loại đất thì “Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị” được xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp. Tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai năm 2024 về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định: “Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong khu dân cư, đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có đất ở sang đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng các loại đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân là quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở theo Luật Đất đai năm 2024 có sự khác biệt so với Luật Đất đai năm 2013. Tại khoản 5 Điều 116 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đối với hộ gia đình, cá nhân

Căn cứ tính lãi suất trong tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 1 Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng vay tài sản được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, những trường hợp Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về đình chỉnh giải quyết vụ án dân sự. Theo đó, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau: Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan; Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết; Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng Dân sự mà Tòa án đã thụ lý; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.