Language:
Giải quyết tranh chấp lối đi chung như thế nào?
19/01/2025
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

(1) Trường hợp tranh chấp về mở lối đi chung:

Lối đi chung được hình thành từ phần diện tích đất do người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng (giống với lối đi qua). Hoặc lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối đi chung tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề (thường gọi là đường đi chung hoặc ngõ đi chung). Việc mở lối đi chung là quyền của người sử dụng đất tự dành ra/theo thỏa thuận/chuyển nhượng một phần diện tích đất để làm lối đi chung. Như vậy, đây được coi là tranh chấp dân sự, trường hợp đương sự lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là khởi kiện thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

(2) Trường hợp tranh chấp do lấn, chiếm đất giữa các chủ sử dụng đất liền kề:

Hầu hết các vụ việc xảy ra do hành vi lấn, chiếm đất giữa những người sử dụng đất liền kề trên thực tế là tranh chấp đất đai. Theo khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, tranh chấp về lối đi do hành vi lấn, chiếm giữa những người sử dụng đất liền được xác định là tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất).

Cách giải quyết tranh chấp lối đi chung đối với các trường hợp tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau. Cụ thể cách giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:

Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai năm 2024 quy định: Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 Luật Đất đai, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp. Theo các quy định này, nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải; nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.

Hòa giải là phương thức giải quyết bắt buộc đối với tranh chấp đất đai. Đây là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc, nếu không hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất thì sẽ không được khởi kiện tại Tòa án có thẩn quyền hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện). Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng Hành chính.

- Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

(3) Giải quyết tranh chấp về lối đi khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Giải quyết tranh chấp về lối đi khi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, căn cứ khoản 1 Điều 108 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:

- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra.

- Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đất đai đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho 01 nhân khẩu tại địa phương.

- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng;

- Quy định pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

(4) Thực tế nguồn gốc hình thành lối đi chung hiện nay:

Hiện nay lối đi chung có thể là các lối đi có sẵn, được hình thành trong thời gian dài, hoặc do Nhà nước mở để phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân nên sẽ là đất công, thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Ngoài ra, lối đi chung cũng có thể được hình thành trong quá trình phân chia, chia tách các thửa đất, do các chủ sử dụng đất đã tự thỏa thuận với nhau để một phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của họ làm lối đi chung cho các thửa đất sau khi tách thửa. Các đồng chủ sử dụng đất này cũng không từ bỏ mà vẫn duy trì quyền sử dụng hợp pháp của mình đối với phần lối đi này, khi đó phần đất lối đi chung này có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thể hiện trên Giấy chứng nhận là phần đất thuộc quyền sử dụng chung của các đồng chủ sử dụng đất.

Trường hợp nếu lối đi chung đó là thuộc đất công cộng, thuộc quyền quản lý của Nhà nước thì người dân có quyền mở cổng và sử dụng lối đi chung này. Còn nếu lối đi chung được hình thành do các gia đình, chủ sử dụng đất khác tự nguyện sử dụng một phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình làm lối đi chung cho riêng họ, không phải là đất giao thông công cộng thì lối đi này vẫn thuộc quyền sử dụng chung hợp pháp của các đồng chủ sử dụng đất này, khi đó nếu không có sự đồng ý của các đồng chủ sử dụng đất thì người dân không có quyền mở cổng để sử dụng lối đi này.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Tranh chấp lối đi chung Giải quyết tranh chấp lối đi chung Lối đi chung Nguồn gốc lối đi chung Mở lối đi chung Lấn chiếm lối đi chung Tranh chấp về mở lối đi chung Tranh chấp đất đai là lối đi chung Tư vấn đất đai Tư vấn tranh chấp lối đi chung Tư vấn về lối đi chung Tranh giành lối đi chung Khởi kiện tranh chấp lối đi chung Tranh chấp lối đi qua Mở lối đi qua Hoà giải tranh chấp lối đi chung Cần tìm luật sư Công ty luật Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhanchinh.vn Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Trợ giúp pháp lý Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi Văn phòng Luật sư Nhân Chính Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Luật Nhân Chính Luật sư Nhân Chính Lawyer luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư nổi tiếng Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Luật sư Quảng Ninh Luật sư Vĩnh Phúc Luật sư Bắc Ninh Luật sư Hải Dương Luật sư Hải Phòng Luật sư Hưng Yên Luật sư Thái Bình Luật sư Hà Nam Luật sư Nam Định Luật sư Ninh Bình Luật sư Cao Bằng Luật sư Bắc Kạn Luật sư Lạng Sơn Luật sư Tuyên Quang Luật sư Thái Nguyên Luật sư Phú Thọ Luật sư Bắc Giang Luật sư Lào Cai Luật sư Yên Bái Luật sư Sơn La Luật sư Hòa Bình Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Bình Luật sư Quảng Trị Luật sư Đà Nẵng Luật sư Sài Gòn Luật sư Hồ Chí Minh 0983951338 0936683699