Language:

Phổ biến pháp luật

Lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo quy định tại khoản 5, khoản 24, khoản 39 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 thì "Bồi thường về đất" là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất thu hồi cho người có đất thu hồi. "Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất" là chính sách của Nhà nước nhằm trợ giúp cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển ngoài các khoản đã bồi thường theo quy định của Luật Đất đai. "Tái định cư" là việc Nhà nước thực hiện bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác phù hợp cho người có đất thu hồi hoặc hỗ trợ bằng giao đất ở, nhà ở tái định cư cho người không đủ điều kiện bồi thường về đất ở theo quy định của Luật này nhưng không còn chỗ ở nào khác. Tại Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Một số tình huống cụ thể trong điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phaan tích về một số tình huống cụ thể trong điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ. Tại Điều 22 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định trong quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ quy định tại điểm b, c khoản 8 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà không thuộc trường hợp phải chuyển Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền thì cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để thực hiện hoặc phân công cấp phó, cán bộ điều tra hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra thực hiện như sau:

Nghị định 35/2025/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 35/2025/NĐ-CP chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng chống thiên tai; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ. Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.

Nghị định 34/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hàng hải

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 34/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hàng hải. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 76/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2021; Nghị định số 69/2022/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2022; Nghị định số 74/2023/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2023

Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh vàng, bao gồm: Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng và các hoạt động kinh doanh vàng khác, bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng. Các quy định của Nghị định này không áp dụng đối với hoạt động khai thác và tinh luyện vàng của doanh nghiệp khai thác vàng. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vàng trên lãnh thổ Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng.

Xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện ra sao? Tại Điều 17 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ không có dấu hiệu tội phạm thì thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết như sau: Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc; trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm hoặc phải thông qua giám định chuyên môn thì có thể được kéo dài nhưng không quá 01 tháng kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ; trường hợp cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì tiếp tục được kéo dài, thời hạn kéo dài không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ. Việc kéo dài phải được báo cáo bằng văn bản với người có thẩm quyền theo biểu Mẫu 10/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA.

Chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về chế độ làm việc của Chính phủ và từng thành viên Chính phủ. Chế độ làm việc của Chính phủ, các thành viên Chính phủ được thực hiện trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đề cao trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, từng thành viên Chính phủ theo quy định của pháp luật. Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên; họp chuyên đề, họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ. Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản. Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước. Khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ, cơ quan ngang Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ: Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia giải quyết công việc chung của tập thể Chính phủ; tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ, cùng tập thể Chính phủ quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.