Language:

Phổ biến pháp luật

Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; trong thời gian Quốc hội không họp, trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Trình Chủ tịch nước quyết định các nội dung sau đây: Tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam; Phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ teo Luật tổ chức Chính phủ. Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: Trình Quốc hội quyết định: Thông qua dự án luật; Thông qua dự án luật hoặc dự thảo nghị quyết về: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước; phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; trưng cầu ý dân; Thông qua dự thảo nghị quyết về thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định: Thông qua dự án pháp lệnh hoặc dự thảo nghị quyết; Thông qua dự thảo nghị quyết về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh; Trình Chủ tịch nước quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực đối với điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước; quyết định đặc xá theo quy định của pháp luật;

Quy định chung về tổ chức Chính phủ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích quy định chung về tổ chức Chính phủ, vị trí và chức năng của Chính phủ. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Việc thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.

Các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ. Tại Điều 10 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định việc tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan. Đối với trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia khi tạm giữ giấy tờ, Cảnh sát giao thông thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử. Trước khi kéo dài thời hạn tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện, cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo cáo đề xuất kéo dài thời hạn tạm giữ theo Mẫu số 10/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA.

Khám nghiệm hiện trường, phương tiện vụ tai nạn giao thông đường bộ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc khám nghiệm hiện trường, phương tiện vụ tai nạn giao thông đường bộ. Tại Điều 8 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định việc khám nghiệm hiện trường đối với những vụ tai nạn giao thông đường bộ có một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a, b khoản 8 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA thì được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc khám nghiệm hiện trường đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ không có một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a, b khoản 8 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA thì thực hiện theo các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 8 Thông tư 72/2024/TT-BCA.

Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giải quyết tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường ra sao? Tại Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ. Theo đó, cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện những nhiệm vụ sau.

Xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ như thế nào? Tại Điều 5 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định việc xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ.Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Cục Cảnh sát giao thông nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường bộ thì xử lý như sau: Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để xác minh có xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ hay không; trường hợp có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông đường bộ để chỉ đạo, bố trí lực lượng tham gia, phối hợp cứu nạn, cứu hộ, hạn chế thiệt hại do vụ tai nạn giao thông đường bộ gây ra; bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường, phân luồng điều tiết giao thông, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc, đồng thời cảnh báo cho các phương tiện tham gia giao thông khác những mối nguy hiểm khi lưu thông qua khu vực hiện trường. Thông báo cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ biết hoặc yêu cầu phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định;

Việc giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định ra sao? Tại Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây: Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.