Language:

Khai tử

Giấy khai sinh được cấp theo chế độ cũ nhưng sổ hộ tịch không còn lưu giữ thì có được đăng ký lại hay không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích tại Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại. Nghị định chưa quy định về điều kiện bản chính vẫn còn nhưng bị hư hỏng, rách nát thì có được đăng ký lại hay không
Trường hợp chết do bị tai nạn giao thông, khi người thân đi khai tử chỉ cung cấp được biên bản bàn giao tử thi có đóng dấu treo, không phải văn bản xác nhận, thì có làm khai tử được không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp văn bản của cơ quan công an (bao gồm cả Biên bản giao, nhận thi thể) có đủ thông tin về người chết như: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; giấy tờ tùy thân của người chết cũng có giá trị thay thế Giấy báo tử, cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng, thực hiện một cách linh hoạt xem xét, thực hiện đăng ký khai tử cho người dân.
Luật Hộ tịch năm 2014
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Hộ tịch năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền được khai sinh, khai tử. Theo đó, cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Cá nhân chết phải được khai tử. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
Thông tư 04/2020/TT-BTP chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 04/2020/TT-BTP chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP) về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch; việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đăng ký hộ tịch; trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận cha, mẹ, con và một số việc hộ tịch khác; việc đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động; ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch.