Language:

Sổ hộ tịch

Giấy khai sinh được cấp theo chế độ cũ nhưng sổ hộ tịch không còn lưu giữ thì có được đăng ký lại hay không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích tại Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại. Nghị định chưa quy định về điều kiện bản chính vẫn còn nhưng bị hư hỏng, rách nát thì có được đăng ký lại hay không
Yêu cầu bổ sung quê quán trong trong giấy khai sinh cấp trước đây, khi Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch tại thời điểm đăng ký không có mục quê quán, Giấy khai sinh không có ngày tháng sinh?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Hộ tịch thì: Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký. Trường hợp biểu mẫu bản chính Giấy khai sinh được cấp trước đây không có mục ghi về quê quán, nay người dân có yêu cầu bổ sung thông tin về quê quán vào Giấy khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết việc bổ sung hộ tịch; thông tin về quê quán được ghi vào mặt sau của Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh, sau đó cấp bản sao trích lục khai sinh với các thông tin đã được bổ sung cho người yêu cầu.
Luật Hộ tịch năm 2014
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Hộ tịch năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014. Luật này quy định về hộ tịch; quyền, nghĩa vụ, nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ tịch; Cơ sở dữ liệu hộ tịch và quản lý nhà nước về hộ tịch. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch, nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam, Luật nuôi con nuôi, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
Trường hợp có sự sai lệch thông tin giữa Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch thì căn cứ vào loại giấy tờ nào để thực hiện việc cải chính
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, sau khi công chức tư pháp xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch trong Sổ hộ tịch, hoặc trong Giấy khai sinh thì: nếu Sổ hộ tịch sai thì cải chính sổ hộ tịch, nếu bản chính Giấy khai sinh sai thì cải chính bản chính Giấy khai sinh; nếu cả Sổ hộ tịch và bản chính khai sinh đều sai thì cải chính trong sổ hộ tịch, đồng thời ghi chú vào mặt sau bản chính Giấy khai sinh.
Cải chính, thay đổi, bổ sung hộ tịch, công chức tư pháp hộ tịch thực hiện ghi chú những thông tin thay đổi, bổ sung, cải chính mặt sau của giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn
Khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch quy định: “Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).”
Luật Hộ tịch cần cho phép cấp lại bản chính giấy khai sinh sau khi việc nhận nuôi con nuôi đảm bảo theo các quy định
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 29 Luật Hộ tịch thì sau khi người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và các giấy tờ liên quan đến việc bổ sung hộ tịch, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào Sổ hộ tịch, trường hợp bổ sung vào Giấy khai sinh thì ghi bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung. Đối với trường hợp trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh đã ghi phần cha, mẹ ruột, nay cha, mẹ nuôi có yêu cầu, đề nghị địa phương ghi chú phần cha, mẹ nuôi vào Sổ hộ tịch và mặt sau bản chính Giấy khai sinh. Không được thu hồi giấy khai sinh và đăng ký lại theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP.