Câu hỏi: Cần có quy định trong Luật hộ tịch cho phép cấp lại bản chính giấy khai sinh sau khi việc nhận nuôi con nuôi đảm bảo theo các quy định (thay đổi phần khai về cha mẹ, phần khai về người đăng ký khai sinh, thay đổi dân tộc…)
Giải đáp:
Tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi (sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP), quy định: Căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha, mẹ nuôi và sự đồng ý của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện việc thay đổi họ, chữ đệm, tên của con nuôi theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật về hộ tịch.
Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Theo quy định tại Điều 29 Luật Hộ tịch thì sau khi người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai (theo mẫu quy định) và các giấy tờ liên quan đến việc bổ sung hộ tịch, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào Sổ hộ tịch, trường hợp bổ sung vào Giấy khai sinh thì ghi bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
Như vậy, đối với trường hợp trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh đã ghi phần cha, mẹ ruột, nay cha, mẹ nuôi có yêu cầu, đề nghị địa phương ghi chú phần cha, mẹ nuôi vào Sổ hộ tịch và mặt sau bản chính Giấy khai sinh. Không được thu hồi giấy khai sinh và đăng ký lại theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338
Email: Luatsunhanchinh@gmail.com
-
Địa chỉ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau
13/11/2024 -
Địa chỉ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Bạc Liêu
13/11/2024 -
Địa chỉ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh An Giang
13/11/2024 -
Địa chỉ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Trà Vinh
13/11/2024