Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, đối tượng tác động của tội phạm này là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật. Khái niệm hàng hóa ở đây bao gồm tất cả các loại hàng hóa.
Cổ vật
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm của tội phạm này là trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh. Đối tượng tác động của tội phạm này là di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 345 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Di sản văn hoá năm 2024 được Quốc hội ban hành ngày 23-11-2024. Luật này quy định về di sản văn hóa, hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng và người Việt Nam định cư ở Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cộng đồng và người nước ngoài định cư, hoạt động ở Việt Nam; người Việt Nam định cư, hoạt động ở nước ngoài liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.