Language:

Luật tổ chức tòa án nhân dân

Nguyên tắc xét xử độc lập của tòa án: Thực tiễn áp dụng và những bất cập
Luật sư Trịnh Văn Dũng và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án hiện nay được cụ thể hóa trong Hệ thống pháp luật của Việt Nam, thông qua các điều luật được quy định tại Hiến pháp, Bộ luật, cụ thể Hiến pháp năm 2013; Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014; Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Ngoài ra, nguyên tắc độc lập xét xử còn được quy định cụ thể tại một số Bộ luật và các Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan.
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2014. Luật này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân.
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2024
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2024 được Quốc hội thông quan ngày 24/6/2024. Luật này quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp để thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bằng hoạt động của mình, góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Tòa án nhân dân nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.