Language:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định về khoảng cách độ tuổi?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi quy định trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14. Như vậy, Luật đã quy định rõ đối với vợ hoặc chồng của cô, dì, chú, bác ruột không thuộc đối tượng áp dụng.
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ (Điều 49)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 49 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định điều kiện của cá nhân làm người giám hộ. Theo đó, cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ; Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Người thành niên (Điều 20)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người thành niên. Theo đó, người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, 23 và 24 của Bộ luật Dân sự.