Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự gồm: Người tố giác, Người báo tin về tội phạm, Người kiến nghị khởi tố, Người bị tố giác, Người bị kiến nghị khởi tố, Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Người bị bắt, Người bị tạm giữ, Bị can, Bị cáo, Bị hại, Nguyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người làm chứng, Người chứng kiến, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật, Người bào chữa, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiến nghị khởi tố, Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, Người đại diện khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,
Người bị tố giác
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư số 129/2021/TT-BCA sửa đổi bổ sung Thông tư số 28/2020/TT-BCA về trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân. Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Cấp trưởng, Cấp phó, Cán bộ điều tra thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; các cơ quan, đơn vị khác của Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác. Người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, đương sự, người bị tố được quy định cụ thể tại khoản 18, 19 Điều 55; Điều 83; Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác là người được người bị tố giác nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”. Còn “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, của bị hại, đương sự có thể là: Luật sư; bào chữa viên nhân dân; người đại diện; trợ giúp viên pháp lý. Trong phạm vi nội dung bài viết này chỉ đề cập đến “thủ tục của luật sư” đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự, người bị tố giác.