Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Ttại Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng, cụ thể: Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân; Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.
Sở hữu riêng
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, sở hữu riêng là một chế định của quyền ở hữu nói chung, nó mang đầy đủ các đặc điểm của quyền sở hữu. Cá nhân, pháp nhân có tài sản thuộc sở hữu riêng phải đảm bảo các điều kiện dó pháp luật quy định.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về phần sở hữu riêng và sở hữu chung trong nhà chung cư theo Luật Nhà ở năm 2023. Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Nhà ở năm 2023 thì “nhà chung cư” là nhà ở có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp. Tại Điều 142 Luật Nhà ở năm 2023 quy định phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005. Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự). Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.