Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, mặc dù hiện nay xét xử lưu động đang được xem là một trong những biện pháp hiệu quả để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đông đảo quần chúng nhân dân.
bị cáo
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, việc xét xử bị cáo đang trốn truy nã được thực hiện theo khoản 2, Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả; bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa; bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, báo chí là một kênh thông tin chính thống được sự cho phép hoạt động của Nhà nước, chịu sự quản lý Nhà nước, ngay tại điểm c, khoản 2, Điều 4 Luật Báo Chí năm 2016 đã quy định báo chí có nhiệm vụ phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân.
Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định những chủ thể có quyền kháng cáo bản án hình sự sơ thẩm gồm: Bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo, bị hại; Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, đặt tiền để bảo đảm là một biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 109, Điều 122 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, theo quy định tại khoản 1, Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích, căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 về quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như sau: “Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật”.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thủ tục Bảo lĩnh tại ngoại là thủ tục áp dụng đối với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn thay thế cho tạm giam.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội ra quyết định trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, xâm phạm đến hoạt động bình thường của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và Cơ quan thi hành án, làm mất uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng và Cơ quan thi hành án. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội ra quyết định trái pháp luật quy định tại Điều 371 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Vướng mắc: Bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm buộc nộp lại số tiền thu lợi bất chính hoặc bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền. Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt chính và đã nộp tiền thu lợi bất chính hoặc nộp tiền phạt thì có được coi là tình tiết giảm nhẹ mới ở Tòa án cấp phúc thẩm không?
Vướng mắc: Bị cáo có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, tại phiên tòa bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt và lại xin giảm mức bồi thường thiệt hại. Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại không? Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.
Vướng mắc: Bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 268 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được xác định như thế nào? Công văn số 196/TANDTC-PC ngày 03/10/2023 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong công tác xét xử.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Người tham gia tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự gồm: Người tố giác, Người báo tin về tội phạm, Người kiến nghị khởi tố, Người bị tố giác, Người bị kiến nghị khởi tố, Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Người bị bắt, Người bị tạm giữ, Bị can, Bị cáo, Bị hại, Nguyên đơn dân sự, Bị đơn dân sự, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, Người làm chứng, Người chứng kiến, Người giám định, Người định giá tài sản, Người phiên dịch, người dịch thuật, Người bào chữa, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiến nghị khởi tố, Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, Người đại diện khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự,
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hình sự. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Theo đó, khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chứng minh: Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội; Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; Nguyên nhân và điều kiện phạm tội; Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo được quy định ra sao? Xuất phát từ các quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quy định tại các Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”, do đó việc tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa là quyền hiển nhiên của người bị buộc tội. Tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, theo đó cơ quan tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định. Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Việc thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng phải ghi vào biên bản. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn rất nhiều cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không phổ biến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội) dẫn tới vi phạm thủ tục tố tụng, xâm phạm quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng (bao gồm người bị buộc tội).
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 46/2019/TT-BCA trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Thông tư này quy định về trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã (sau đây gọi chung là người bị bắt), người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; bảo đảm thực hiện quyền của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Cấp trưởng, cấp phó, Cán bộ điều tra cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, cán bộ cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự được quy định ra sao? Tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký bào chữa của luật sư được thực hiện ra sao? Thủ tục đăng ký bào chữa được quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 để có thể tham gia tố tố với tư cách người bào chữa, thì trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ.