Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 57 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Theo đó, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây: Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; Quản lý tài sản của người được giám hộ; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Nghĩa vụ của người giám hộ
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 56 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi. Theo đó, đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 55 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi. Có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quản lý tài sản của người được giám hộ. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.