Giám hộ có ý nghĩa quan trọng, mang tính nhân đạo sâu sắc nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, bảo vệ cho những người yếu thế về mặt năng lực hành vi dân sự, cụ thể: người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Ý nghĩa này thể hiện qua việc thực hiện các nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ được quy định cụ thể tại Điều 55, 56, 57 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tại Điều 55 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi. Có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quản lý tài sản của người được giám hộ. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Từ quy định tại Điều 55 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể thấy, đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi thì người giám hộ phải có nghĩa vụ như sau:
(1) Người giám hộ phải đại diện người được giám hộ trong các giao dịch dân sự. Người chưa thành niên vẫn có các yêu cầu về giao dịch, mua bán nhưng lại chưa đủ nhận thức về hành vi của mình. Do đó, người giám hộ được cần đến nhằm quản lý tài sản trong hầu hết các giao dịch dân sự mà người được giám hộ không thể tự mình thực hiện, tránh hậu quả do người chưa thành niên tạo ra khi tham gia giao dịch dân sự.
(2) Người giám hộ phải chăm sóc và giáo dục người được giám hộ, việc chăm sóc ở đây là nghĩa vụ bao gồm đảm bảo nuôi dưỡng và cung cấp đầy đủ sự giáo dục cho người được giám hộ.
(3) Người giám hộ có nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ, quy định này yêu cầu trách nhiệm của người giám hộ thực hiện những gì là tốt nhất cho người được giám hộ về tài sản của họ.
(4) Người giám hộ có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, điều này cũng là sự tổng hợp của các quy định trên.
So với Bộ luật Dân sự năm 2005, các quy định về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi là hoàn toàn giống với Bộ luật Dân sự năm 2015. Có thể thấy, vấn đề này đã được quy định một cách chặt chẽ và phù hợp với các quan hệ dân sự thực tế và cho thấy hiệu quả tích cực.
Các trường hợp giám hộ:
Căn cứ vào việc lựa chọn hoặc cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định người giám hộ, có 05 trường hợp giám hộ:
(1) Giám hộ đương nhiên (luật định).
(2) Giám hộ được cử: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ khi không có người giám hộ đương nhiên. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
(3) Giám hộ chỉ định: Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ đương nhiên về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.
(4) Giám hộ đề nghị: do Tòa án đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
(Việc áp dụng cụ thể theo khoản 4 Điều 54 Bộ luật Dân sự năm2015: “Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ”).
(5) Tự lưạ chọn người giám hộ: Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực (khoản 2 Điều 48 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Điều 55. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338