Language:

Khối lượng ma túy

Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội mua bán trái phép chất ma tuý là chế độ quản lý của Nhà nước về việc mua bán chất ma tuý. Việc mua bán chất ma tuý dùng vào việc chữa bệnh hoặc mục đích xã hội phải được Nhà nước cho phép.
Thu được 02 chất ma túy trở lên, nhưng đều được quy định trong một điểm của điều luật, thì có cộng tổng các chất ma túy và xử lý theo điểm đó hay xử lý theo điểm “có 02 chất ma túy trở lên”?
Vướng mắc: Trường hợp thu được 02 chất ma túy trở lên, nhưng đều được quy định trong một điểm của điều luật (ví dụ Heroine và MDMA) thì có cộng tổng các chất ma túy và xử lý theo điểm đó hay xử lý theo điểm “có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ… khoản này”?
Nghị định 19/2018/NĐ-CP quy định tính khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều Bộ luật Hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 19/2018/NĐ-CP quy định tính khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều Bộ luật Hình sự. Nghị định này quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại điểm k khoản 2, điểm e khoản 3, điểm đ khoản 4 Điều 248; điểm i khoản 1, điểm n khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 249; điểm i khoản 1, điểm o khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 250; điểm p khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 251 và điểm i khoản 1, điểm n khoản 2, điểm h khoản 3, điểm h khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015). Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy.