Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, trưng cầu giám định được thực hiện trong quá trình thu thập chứng cứ giải quyết vụ án hình sự, kết quả trưng cầu giám định có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, đây là hoạt động được cơ quan tố tụng thực hiện rất chặt chẽ.
giám định tư pháp
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Giám định tư pháp năm 2012, sửa đổi năm 2020. Luật này quy định về giám định viên tư pháp; tổ chức giám định tư pháp; người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; hoạt động giám định tư pháp; chi phí giám định tư pháp, chế độ, chính sách trong hoạt động giám định tư pháp và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục trưng cầu giám định thương tích được quy định ra sao? Theo quy định pháp luật trình tự, thủ tục giám định thương tích là hoạt động do phía cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích trên cơ thể của một người, việc trưng cầu giá định thương tích là cơ sở quan trọng để truy cứu vụ án hình sự người thực hiện hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng người khác, đồng thời cũng là căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT về giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp và việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; lập, công bố và đăng tải danh sách giám định viên tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên môn, quy trình thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp; hồ sơ, kết luận giám định tư pháp; thủ tục cử người tham gia giám định tư pháp và các nội dung khác liên quan đến giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư liên tịch 01/2025/TTLT-BCA-BQP-BTP-BNN&PTNT-BTC-VKSNDTC-TANDTC quy định quan hệ phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự. Thông tư liên tịch này quy định về cơ chế thông tin, cách thức, trình tự và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với cá nhân, tổ chức giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong trưng cầu giám định, tiến hành giám định, đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong tố tụng hình sự. Việc phối hợp trong hoạt động giám định tư pháp đối với vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP ngày 13 tháng 12 năm 2017 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định trong các vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế và những quy định tại Thông tư liên tịch này không trái với quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP.