Language:
Thủ tục trưng cầu giám định thương tích được quy định ra sao?
02/10/2024
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Theo quy định pháp luật trình tự, thủ tục giám định thương tích là hoạt động do phía cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích trên cơ thể của một người, việc trưng cầu giá định thương tích là cơ sở quan trọng để truy cứu vụ án hình sự người thực hiện hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng người khác, đồng thời cũng là căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

1. Cơ sở giám định thương tích:

Theo khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Còn tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020, các cơ quan công lập có thẩm quyền tiến hành việc giám định xác định về tỷ lệ thương tích bao gồm:

- Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ Y tế, Viện pháp y của Bộ Quốc phòng, Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh, Viện khoa học hình sự của Bộ Công an.

- Trong lĩnh vực pháp y tâm thần: Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực.

- Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự: Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Quốc phòng, Phòng kỹ thuật hình sự của Công an cấp tỉnh.

- Phòng giám định kỹ thuật hình sự: thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử.

 - Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.

Có thể thấy rằng khi một cá nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe do hành vi của người khác gây ra muốn xác định về tỷ lệ thương tích cần phải đến một trong những tổ chức trên theo quy định của pháp luật. 

2. Bắt buộc phải trưng cầu giám định thương tích với trường hợp nào?

Giám định thương tích là căn cứ quan trọng trong giải quyết vụ án hình sự. Theo đó, các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:

- Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án

- Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó

- Nguyên nhân chết người

- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động

- Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ

- Mức độ ô nhiễm môi trường.

Từ quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có thể thấy khi thuộc một trong các trường hợp quy định  trên hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

3. Trình tự, thủ tục yêu cầu giám định thương tích?

Trình tự, thủ tục tiến hành giám định thương tích được tiến hành theo các quy định pháp luật về giám định. Tuỳ vào các trường hợp giám định thương tích khác nhau  mà pháp luật chuyên ngành cũng có các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc giám định thương tích là khác nhau.

(1) Đối với hoạt động giám định thương tích trong vụ án hình sự sẽ được tiến hành như sau:

Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ yêu cầu giám định phải tuân thủ theo Điều 26 Luật Giám định Tư pháp năm 2012 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020.

- Văn bản yêu cầu giám định/đề nghị giám định;

- Các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có);

- Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định 

Trình tự, thủ tục giám định:

- Người có quyền yêu cầu giám định thương tích hoặc Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định  theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định tỷ lệ thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ và khả năng lao động của người bị gây thương tích. 

- Người yêu cầu giám định thương tật phải gửi đơn yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến cơ quan có thẩm quyền như cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án…

Trong khi tiến hành thủ tục giám định thương tích, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định khi thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu.

+ Tiếp nhận yêu cầu giám định: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

+ Thực hiện giám định: Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định. Điều tra viện, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Khi tiến hành giám định thương tích, cơ quan thực hiện việc giám định phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT:

- Nguyên tắc giám định quy định tại Điều 2 Thông tư 22/2019/TT-BYT.

- Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể quy định tại Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT.

-  Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT.

- Gửi kết quả giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định. Theo quy định khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tích trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.

4. Giám định thương tích trong thời gian bao lâu?

Thời gian tiến hành thủ tục giám định thương tích giám định thương tích được quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:

- Thông thường thời hạn giám định không quá 01 tháng đối với trường hợp nguyên nhân chết người, mức độ ô nhiễm môi trường.

- Không quá 09 ngày đối với trường hợp liên quan đến tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.

- Không quá 03 tháng đối với trường hợp tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.

- Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn nêu trên thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Thủ tục trưng cầu giám định thương tích Trưng cầu giám định thương tích Giám định thương tích Giám định thương tật Giám định tỷ lệ thương tích trưng cầu giám định giám định tư pháp Thương tích giám định Yêu cầu giám định thương tích Yêu cầu giám định thương tật Giám định thương tích trong tố tụng hình sự Trưng cầu giám định bắt buộc vụ án hình sự Tư vấn giám định thương tích Thông tư 22/2019/TT-BYT Cần tìm luật sư Công ty luật Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhanchinh.vn Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Trợ giúp pháp lý Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi Văn phòng Luật sư Nhân Chính Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Luật Nhân Chính Luật sư Nhân Chính Lawyer luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư nổi tiếng Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Luật sư Quảng Ninh Luật sư Vĩnh Phúc Luật sư Bắc Ninh Luật sư Hải Dương Luật sư Hải Phòng Luật sư Hưng Yên Luật sư Thái Bình Luật sư Hà Nam Luật sư Nam Định Luật sư Ninh Bình Luật sư Cao Bằng Luật sư Bắc Kạn Luật sư Lạng Sơn Luật sư Tuyên Quang Luật sư Thái Nguyên Luật sư Phú Thọ Luật sư Bắc Giang Luật sư Lào Cai Luật sư Yên Bái Luật sư Sơn La Luật sư Hòa Bình Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Bình Luật sư Quảng Trị Luật sư Đà Nẵng Luật sư Sài Gòn Luật sư Hồ Chí Minh 0983951338 0936683699