Language:

Công chứng điện tử

Luật Công chứng năm 2024
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Công chứng năm 2024 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2024. Luật này quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng. Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Những điểm mới của Luật Công chứng năm 2024
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những điểm mới của Luật Công chứng năm 2024. Luật Công chứng năm 2024 gồm 08 chương 76 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2024, với những điểm mới như: Thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư 5 năm kinh nghiệm vẫn phải tham gia đào tạo nghề công chứng; Thời gian tập sự hành nghề được thống nhất chung là 12 tháng; Không được hợp danh vào văn phòng khác/lập văn phòng mới trong 2 năm kể từ khi rút hợp danh; Triển khai công chứng điện tử từ 01/7/2025; Công chứng viên chỉ hành nghề đến năm 70 tuổi’ Không còn là CCV vẫn phải bồi thường thiệt hại; Công chứng viên được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Những quy định chung về công chứng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về những quy định chung về công chứng. Luật này quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng. Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng điện tử
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về công chứng điện tử tại tổ chức hành nghề công chứng. Công chứng điện tử là việc công chứng được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản công chứng điện tử, tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 5 của Luật này và các nguyên tắc sau đây: Bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; thông tin trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu; Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 63 của Luật này.
Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng. Quy định chi tiết khoản 3 Điều 22, Điều 30, Điều 31, Điều 34, khoản 3 Điều 39, Điều 41, khoản 4 Điều 59, Điều 63, Điều 64, khoản 3 Điều 65, Điều 66 và Điều 68 của Luật Công chứng. Quy định biện pháp để tổ chức thực hiện và hướng dẫn thi hành các nội dung tại Điều 8, khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 13, khoản 4 Điều 15, khoản 3 Điều 16, khoản 4 Điều 17, khoản 3 Điều 19, điểm b khoản 2 và khoản 6 Điều 20, khoản 1 và khoản 5 Điều 23, khoản 3 và khoản 4 Điều 24, khoản 4 Điều 25, khoản 4 Điều 26, khoản 3 Điều 29, điểm d khoản 2 Điều 46, khoản 1 Điều 50, khoản 3 Điều 51, khoản 4 Điều 52, khoản 3 Điều 61 và khoản 2 Điều 62 của Luật Công chứng. Nghị định này áp dụng với công chứng viên, viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng (sau đây gọi là viên chức ngoại giao), tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện ngoại giao), tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên, người yêu cầu công chứng, cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động ra sao? Tại Điều 23 Luật Công chứng năm 2024 quy định văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh; tại các đơn vị hành chính cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh, Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Công chứng điện tử được quy định ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc công chứng điện tử được quy định ra sao? Tại Điều 47 Nghị định 104/2025/NĐ-CP quy định văn bản công chứng điện tử. Theo đó, văn bản công chứng điện tử được tạo lập trực tiếp trên môi trường điện tử theo quy trình công chứng điện tử trực tiếp hoặc trực tuyến được quy định tại Luật Công chứng, Nghị định 104/2025/NĐ-CP và quy định pháp luật về giao dịch điện tử. Văn bản công chứng giấy được được chuyển đổi thành văn bản điện tử theo quy định của Luật Công chứng và pháp luật về giao dịch điện tử, có chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng cũng được coi là văn bản công chứng điện tử.