Language:

trưng cầu giám định

Quy định về trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, trưng cầu giám định được thực hiện trong quá trình thu thập chứng cứ giải quyết vụ án hình sự, kết quả trưng cầu giám định có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, đây là hoạt động được cơ quan tố tụng thực hiện rất chặt chẽ.
Giám định và định giá tài sản trong tố tụng hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về hoạt động giám định và định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án; Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; Nguyên nhân chết người; Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động; Chất ma túy, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; Mức độ ô nhiễm môi trường. Việc định giá tài sản, trả kết luận định giá tài sản thực hiện theo thời hạn nêu trong văn bản yêu cầu định giá tài sản. Trường hợp việc định giá tài sản không thể tiến hành trong thời hạn yêu cầu, Hội đồng định giá tài sản phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan, người đã yêu cầu định giá biết. Trường hợp có nghi ngờ kết luận định giá lần đầu, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tự mình hoặc theo đề nghị của người bị buộc tội, người tham gia tố tụng khác ra văn bản yêu cầu định giá lại tài sản. Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện.
Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hành chính
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về hoạt động chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hành chính. Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật này quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử; Vật chứng; Lời khai của đương sự; Lời khai của người làm chứng; Kết luận giám định; Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản; Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập; Văn bản công chứng, chứng thực; Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục trưng cầu giám định thương tích được quy định ra sao?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục trưng cầu giám định thương tích được quy định ra sao? Theo quy định pháp luật trình tự, thủ tục giám định thương tích là hoạt động do phía cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về tỷ lệ thương tích trên cơ thể của một người, việc trưng cầu giá định thương tích là cơ sở quan trọng để truy cứu vụ án hình sự người thực hiện hành vi xâm hại đến sức khỏe, tính mạng người khác, đồng thời cũng là căn cứ cho việc bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Giám định nguyên nhân chết người trong tố tụng hình sự được thực hiện thế nào?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giám định nguyên nhân chết người trong tố tụng hình sự được thực hiện thế nào? Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 khi cần xác định...