Language:

dẫn giải

Biện pháp Áp giải, Dẫn giải áp dụng với ai và khi nào  trong tố tụng hình sự
Từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy, một số người tham gia tố tụng còn nhầm lẫn thuật ngữ pháp lý “áp giải”, “dẫn giải” và các biện pháp này áp dụng trong trường hợp nào, áp dụng đối với ai trong vụ án hình sự. Tôi xin chia sẻ quan điểm từ góc nhìn pháp lý để quý bạn đọc hiểu rõ về biện pháp này.
Biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự. Để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản. Dẫn giải có thể áp dụng đối với: Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan; Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan; Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người chưa thành niên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về các ciện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người chưa thành niên. Các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Bắt người theo các trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự; Tạm giữ; Tạm giam; Giám sát điện tử; Giám sát bởi người đại diện; Bảo lĩnh; Đặt tiền để bảo đảm; Cấm đi khỏi nơi cư trú; Tạm hoãn xuất cảnh. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt là người chưa thành niên, Cơ quan điều tra nhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bị giữ, bị bắt là công dân nước ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.