Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, Bộ GD&ĐT đang phối hợp Bộ LĐ-TB&XH xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Hiện nay, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
Giáo viên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Nhà giáo năm 2025, được Quốc hội thông qua ngày 16-6-2025. Luật này quy định về hoạt động nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo; chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng nhà giáo; chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế đối với nhà giáo; tôn vinh, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với nhà giáo; quản lý nhà giáo. Nhà giáo được tuyển dụng làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo. Nhà giáo là lực lượng nòng cốt của ngành giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được tôn trọng, bảo vệ, tôn vinh. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục; có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực, xây dựng xã hội học tập, xã hội số và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Giáo viên là nhà giáo giảng dạy, giáo dục chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình dự bị đại học, chương trình giáo dục đặc biệt đối với người khuyết tật; giảng dạy, giáo dục chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.