Language:

người chưa thành niên

Chính sách xử lý người chưa thành niên phạm tội
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, việc xử lý tội phạm là người chưa thành niên phạm tội được áp dụng một chính sách riêng, các hình phạt được áp dụng với người chưa thành niên phạm tội gồm cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên, do đây là những người chưa đủ năng lực hành vi dân sự.
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, người hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập (Điều 125)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.
Tội phạm ngày càng trẻ hóa: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa
Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, tội phạm là người chưa thành niên (hay còn gọi là người dưới 18 tuổi phạm tội) là một trong những nhóm tội phạm được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam tội phạm là người dưới 18 tuổi được pháp luật quy định thành một nhóm đối tượng riêng, có chính sách đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bởi tính chất đặc thù của nhóm tội phạm này. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh với tội phạm là người dưới 18 tuổi là khoan hồng, nhân đạo, chú trọng các giải pháp phòng ngừa, tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội hối lỗi, sửa sai, làm lại cuộc đời. Với đặc điểm về tâm sinh lý, về nhận thức, về kĩ năng sống, về phát triển và hình thành nhân cách của người dưới 18 tuổi thì nhóm người này dễ mắc sai lầm, trong những sai lầm đó thì có một phần trách nhiệm của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân (Điều 586)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân. Theo đó, "người từ đủ mười tám tuổi" trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. "Người chưa đủ mười lăm tuổi" gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật Dân sự. "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi" gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. "Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi" gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm (Điều 593)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 593 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Theo đó, trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây: Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân; Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.
Người làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 632)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc. Theo đó, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người gồm: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên (Điều 52)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 52 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. Theo đó, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây: Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Nơi cư trú của người chưa thành niên (Điều 41)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 41 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nơi cư trú của người chưa thành niên. Theo đó, nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Người chưa thành niên (Điều 21)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người chưa thành niên. Theo đó, người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Người chưa thành niên tham gia giao dịch dân sự ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Còn tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Đồng thời, người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp người thành niên mà bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người thành niên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Việc xác định người chưa thành niên hay thành niên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự. Tùy vào từng độ tuổi của người chưa thành niên để xác định giao dịch dân sự của người chưa thành niên.
Nghị định 37/2018/NĐ-CP biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 37/2018/NĐ-CP thi hành biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Nghị định này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quyền và nghĩa vụ của người được giám sát, giáo dục; trách nhiệm của gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; trách nhiệm của các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục. Nghị định này áp dụng đối với người được giám sát, giáo dục, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thi hành các biện pháp giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.