Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có đủ điều kiện về năng lực chủ thể, về ý chí, về nội dung, về hình thức di chúc được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Hiện nay tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà người lập di chúc lựa chọn một trong các loại theo quy định của điều luật trên đây để thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình trong đó; hình thức của di chúc là phương thức biểu đạt ý chí của người lập di chúc, là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc.
Về những loại di chúc yêu cầu phải có người làm chứng, thì bên cạnh di chúc do người lập di chúc tự viết tay và ký tên là hợp pháp thì pháp luật quy định một số loại di chúc yêu cầu phải có người làm chứng, người làm chứng phải đủ điều kiện làm chứng thì di chúc mới được xem là di chúc hợp pháp. Cụ thể, di chúc do người lập di chúc tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ hoặc đánh máy bản di chúc; di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ và di chúc miệng. Điều kiện để các loại di chúc này phát sinh hiệu lực là phải được làm chứng bởi ít nhất 02 người làm chứng đủ điều kiện theo luật định.
Người làm chứng là người chứng kiến sự việc một cách khách quan, độc lập, không bị ràng buộc hoặc bị ảnh hưởng từ bất cứ yếu tố hay chủ thể nào mà liên quan đến sự việc mà họ chứng kiến trong việc lập di chúc của người đã chết.
Tại Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc. Theo đó, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người gồm: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cụ thể:
Người làm chứng di chúc không được là người thừa kế theo di chúc và pháp luật của người để lại di sản, đối với người thừa kế theo di chúc và pháp luật việc không cho họ làm người chứng cho việc lập di chúc định đoạt tài sản cho chính mình là hoàn toàn phù hợp. Vì việc làm chứng cho việc định đoạt tài sản cho chính mình là không khách quan, minh bạch, không có gì đảm bảo việc họ không can thiệp vào nội dung của di chúc, chỉnh sửa, giả mạo di chúc theo hướng có lợi nhất cho mình.
Người làm chứng di chúc không được là người có quyền, nghĩa vụ liên quan tới di chúc, người có quyền, lợi nghĩa vụ liên quan có thể là những người đang nhận thế chấp di sản, người thuê di sản, người có nghĩa vụ trả nợ cho người lập di chúc… Việc không để họ làm người chứng cho việc lập di chúc để đảm bảo tính khách quan của di chúc, họ có thể thay đổi nội dung di chúc theo hướng có lợi cho bản thân mình.
Người làm chứng di chúc không được là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, những người trong trường hợp này không đủ khả năng, nhận thức thức, hiểu biết, nên việc làm chứng không đủ độ chính xác, tin cậy; không phải chỉ trong việc làm chứng cho việc lập di chúc, mà hầu hết các trong các quan hệ dân sự khác họ cũng không được trực tiếp xác lập, thực hiện mà phải thực hiện thông qua người giám hộ, đại diện hợp pháp.
Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338